Thủ tục đăng ký công bố TPCN sản xuất trong nước

14-01-2021

Đánh giá bài viết

Thủ tục đăng ký công bố TPCN sản xuất trong nước

Bạn đang muốn khởi nghiệp với nghành công nghiệp chăm sóc sức khỏe từ thực phẩm chức năng. Bạn băn khoăn không biết làm sao để sản xuất và kinh doanh thực phẩm chức năng sản xuất trong nước hợp quy. Bạn còn vướng bận về thủ tục pháp lý về hồ sơ thủ tục đăng ký công bố TPCN sản xuất trong nước. Tất cả sẽ không còn là khó khăn nếu bạn đọc bài viết này.

Thực phẩm chức năng là gì?

Thực phẩm chức năng hay còn gọi là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, là những sản phẩm được dùng để bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, giảm nguy cơ mắc bệnh. Thực phẩm chức năng chứa một hoặc nhiều chất hỗn hợp các chất sau:

– Vitamin, khoáng chất, axit amn, axit béo, enzyme, probiotic,và chất có hoạt tính sinh học khác.

– Chất có nguồn gốc tự nhiên, bao gồm động vật, khoáng vật và thực vật dưới dạng chiết xuất, phân lập, cô đặc hoặc chuyển hóa.

– Các nguồn thành phần tổng hợp

Tại sao phải đăng ký công bố thực phẩm chức năng?

Theo quy định của Bộ y tế thì các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đăng ký bản công bố hợp quy sản phẩm là thực phẩm chức năng. Việc đăng ký công bố thực phẩm chức năng với Cục An toàn thực phẩm Bộ y tế giúp các cơ quan có thẩm quyền kiểm soát được chất lượng sản phẩm tốt hơn, các cá nhân, doanh nghiệp cũng gia tăng độ tin cậy với khách hàng khi đã được công bố sản phẩm hợp quy.

 

Thủ tục đăng ký công bố TPCN sản xuất trong nước

Bởi một sản phẩm dược Cục an toàn thực phẩm duyệt hồ sơ công bố thường rất nghiêm ngặt và qua rất nhiều thủ tục giấy tờ, kiểm nghiệm, xét nghiệm mẫu…

Thủ tục đăng ký công bố thực phẩm chức năng sản xuất trong nước gồm những gì?

Theo Nghị số 15/2018/NĐ-CP quy định chi tết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm quy định về thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm đối với sản phẩm sản xuất trong nước bao gồm:

  • Bản công bố sản phẩm
  • Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ y tế.
  • Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm của thành phaafntaoj nên công dụng đã công bố (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân). Khi sử dụng bằng chứng khoa học về công dụng thành phần của sản phẩm để làm công dụng cho sản phẩm thì liều sử dụng hàng ngày của sản phẩm tối thiểu phải lớn hơn hoặc bằng 15% lượng sử dụng thành phần đố đã nêu trong tài liệu.
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong trường hợp cơ sở thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đại yêu cầu Thực hành sản xuất tốt GMP trong trường hợp sản phẩm sản xuất trong nước là thực phẩm bảo vệ sức khỏe áp dụng từ ngày 1/7/2019 (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
  • Các tài liệu trong hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm phải được thể hiện bằng tiếng Việt, trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm.

Với các thông tin về thủ tục đăng ký công bố thực phẩm chức năng sản xuất trong nước như trên hy vọng quý khách hàng, qúy đối tác đã có thể hiểu rõ hơn về những giấy tờ pháp lý cần chuẩn bị cho một bộ hồ sơ và sản phẩm cần có trước khi ra thị trường. Quý khách hàng, quý đối tác có thể tham khảo thêm dịch vụ công bố hồ sơ thực phẩm chức năng tại Đắk Tín để tiết kiệm thời gian cũng như giảm các rủi ro về thủ tục pháp lý khi đăng ký hồ sơ công bố thực phẩm chức năng sản xuất trong nước.

Tags:
0904 852 814