Kiểm nghiệm Nguyên liệu thực phẩm
Kiểm nghiệm là gì? Kiểm nghiệm là một hình thức kiểm soát chất lượng sản phẩm, đánh giá chất lượng của sản phẩm. Việc kiểm nghiệm sản phẩm phải tuân theo Luật an toàn thực phẩm và Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025.
Phiếu kiểm nghiệm gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế.
Mục lục
1. Tổng quan về nguyên liệu thực phẩm
Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm là sản phẩm phổ biến nhất liên quan đến hoạt động sống của con người, không chỉ đóng vai trò cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể con người mà nó còn đáp ứng các nhu cầu về thưởng thức và giải trí của con người. Để cung cấp cho thị trường một sản phẩm thực phẩm uy tín, hữu dụng thì nguyên liệu thực phẩm đóng vài trò vô cùng quan trọng.
Nguyên liệu thực phẩm là các hợp chất tham gia vào thành phần cấu tạo sản phẩm trong quá trình sản xuất thực phẩm. Theo định nghĩa này, có thể hiểu nguyên liệu thực phẩm có thể bao gồm các thành phần, hoạt chất chính trong công thức của sản phẩm và các thành phần phụ khác như phụ gia, tá dược, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm. Do vậy, vấn đề kiểm nghiệm nguyên liệu thực phẩm để đánh giá chất lượng các thành phần trước khi sản xuất luôn được các doanh nghiệp quan tâm.
Kiểm nghiệm nguyên liệu thực phẩm là việc thực hiện một hoặc các hoạt động thử nghiệm, đánh giá sự Kiểm nghiệm nguyên liệu thực phẩm là việc thực hiện hoạt động thử nghiệm (xét nghiệm), kiểm soát chất lượng thực phẩm. Thủ tục này đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng đối với thực phẩm, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bổ sung, dụng cụ, bao gói thực phẩm.
Tại Điều 26 Luật An toàn thực phẩm quy định: Nguyên liệu dùng để chế biến thực phẩm phải còn thời hạn sử dụng, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, bảo đảm an toàn và giữ nguyên các thuộc tính vốn có của nó; các nguyên liệu tạo thành thực phẩm không được tương tác với nhau để tạo ra các sản phẩm gây hại đến sức khoẻ, tính mạng con người.
2. Vai trò của kiểm nghiệm nguyên liệu thực phẩm
Theo Cục An toàn thực phẩm, với quy định nghiêm ngặt hiện hiện hành, cơ sở sản xuất phải kiểm định chất lượng sản phẩm từ công đoạn trước khi sản xuất đến khi sản phẩm lưu thông trên thị trường. Nguồn nguyên liệu đầu vào có đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng, có an toàn thì sản phẩm mới đạt chất lượng tốt.
Vì vậy, kiểm nghiệm nguyên liệu thực phẩm sẽ giúp kịp thời phát hiện các loại nguyên liệu kém chất lượng để chủ động tiến hành điều chỉnh trong quá trình sản xuất, cho ra đời sản phẩm đạt chất lượng; phải kiểm định chất lượng thành phẩm để ngăn chặn các lô kém chất lượng đưa ra thị trường. Điều này ngày càng ý nghĩa khi xu hướng hiện nay là sản xuất thực phẩm theo quy trình thực hành tốt.
Công tác quản lý an toàn thực phẩm đang chuyển biến mạnh mẽ, đòi hỏi các doanh nghiệp phải chủ động đảm bảo chất lượng sản phẩm từ trong quá trình sản xuất đến khi lưu thông, phân phối tới người sử dụng luôn đạt yêu cầu so với công bố ban đầu. Tình hình thực tế là các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm không chỉ chủ động nguồn nguyên liệu mà còn phần lớn phải tiến hành nhập khẩu các loại nguyên liệu từ phía nước ngoài (đặc biệt là lĩnh vực sản xuất thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe). Do đó kiểm nghiệm nguyên liệu thực phẩm là yếu tố tiên quyết ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng nắm được trung tâm kiểm nghiệm/phòng kiểm nghiệm có đạt công nhận phù hợp ISO 17025 hay không. Vì vậy, bạn nên lựa chọn đơn vị thực hiện kiểm nghiệm nguyên liệu thực phẩm giúp cho doanh nghiệp mình nhằm hoàn thiện hồ sơ một cách nhanh nhất và tối ưu chi phí nhất có thể.
Xem thêm: Khó khăn của các doanh nghiệp trong quá trình công bố sản phẩm ra thị trường
Chi nhánh Công ty TNHH Dược – Mỹ phẩm Đắk Tín với hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc làm hồ sơ công bố thực phẩm chức năng trong nước và nhập khẩu, gồm các dịch vụ: Đăng ký hồ sơ công bố TPCN, đăng ký hồ sơ Quảng cáo và dịch vụ Kiểm nghiệm sẽ tối ưu hóa quy trình, giấy tờ để đơn giản hóa hồ sơ cho khách hàng.
3. Quy định về kiểm nghiệm thực phẩm
Kiểm nghiệm được tiến hành trong bất cứ các khâu sản xuất chế biến thực phẩm:
- Kiểm nghiệm trước khi sản xuất nhằm đảm bảo nguyên liệu đáp ứng yêu cầu, đảm bảo an toàn thực phẩm, tuân thủ pháp luật.
- Kiểm nghiệm sau khi sản xuất nhằm đảm bảo các chỉ tiêu đáp ứng thỏa thuận giữa các doanh nghiệp cung ứng, tiêu thụ.
- Kiểm nghiệm thực phẩm, đảm bảo sản phẩm đáp ứng đủ và tốt các tiêu chí an toàn trước khi tiến hành công bố chất lượng thực phẩm; hoặc trước khi đăng ký giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Kiểm nghiệm định kỳ sau công bố.
Khi thực hiện kiểm nghiệm, tùy vào từng loại sản phẩm mà sẽ có các nhóm tiêu chí khác nhau để áp dụng. Ví dụ như:
- Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu.
- Kiểm nghiệm các chỉ tiêu hóa lý của thực phẩm.
- Chỉ tiêu kiểm nghiệm vi sinh có trong thực phẩm (độc tố vi nấm…).
- Chỉ tiêu kiểm nghiệm chất ô nhiễm hữu cơ.
- Kiểm nghiệm tiêu chí chất lượng bao bì thực phẩm,…
Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025. Phiếu kiểm nghiệm gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế.
4. Quy trình kiểm nghiệm:
Bước 1: Lên chỉ tiêu cần kiểm nghiệm tương ứng với sản phẩm và quy chuẩn.
Bước 2: Lấy mẫu gửi tới Trung tâm kiểm nghiệm/Phòng kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 17025.
Bước 3: Nhận kết quả là Phiếu kiểm nghiệm.
5. Tài liệu khách hàng cần cung cấp:
- Thông tin về doanh nghiệp đứng tên kiểm nghiệm.
- Thông tin Nhà sản xuất.
- Tên, mẫu sản phẩm, nhãn mác tiếng Việt.
- Các chỉ tiêu về kiểm nghiệm; Tên các chất có trong mẫu sản phẩm phải tương ứng với các chỉ tiêu kiểm nghiệm.
- Bản công bố sản phẩm (nếu có).
NHỮNG LỢI ÍCH KHI LÀM VIỆC VỚI NHÀ MÁY ĐẮK TÍN
- Đắk Tín có nhiều năm làm dịch vụ hồ sơ, vì vậy chúng tôi nắm rõ quy trình làm việc tại các cơ quan nhà nước.
- Được tư vấn toàn diện về các vấn đề pháp lý, các khía cạnh liên quan đến công bố sản phẩm
- Được tư vấn, giải thích cặn kẽ về tính hợp pháp và hợp lệ của tài liệu.
- Được hỗ trợ soạn thảo, tìm tài liệu chứng minh, tối đa hóa nội dung, sửa đổi hồ sơ, làm thủ tục thực hiện công bố trọn gói với tiến độ nhanh nhất bởi đội ngũ nhân viên và chuyên viên dày dặn kinh nghiệm.
- Tiết kiệm thời gian, công sức, tối ưu chi phí cho khách hàng.
Xem thêm : Tại sao nên Gia công Thực phẩm chức năng tại nhà máy Đắk Tín?
Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH DƯỢC-MỸ PHẨM ĐẮK TÍN hay ( Nhà Máy Sản Xuất TPCN Đắk Tín)
VP Đại Diện: Phòng 421-424, Nhà E1- Khu Ngoại Giao Đoàn Trung Tự, Số 6 – Đặng Văn Ngữ, P.Trung Tự, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội
Hotline: 0904.852.814
Website: daktinpharma.com
Zalo: https://zalo.me/0904.852.814
Nhà máy: số 8, Đường 100, phường Tân Phú, T.Phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.