Kiểm nghiệm Thực phẩm thường
Mục lục
- 1 1. Thực phẩm thường là gì?
- 1.1 Phân loại thực phẩm thường:
- 1.2 Thực phẩm thường được phân thành 2 loại:
- 1.2.1 Thực phẩm tươi sống: Là loại thực phẩm chưa trải qua chế biến, bảo quản. Thực phẩm tươi sống có thể trải qua quá trình sơ chế sơ bộ và không sơ chế.
- 1.2.2 Thực phẩm bao gói sẵn: Là loại thực phẩm đã trải qua quá trình chế biến, đông lạnh và được đóng gói trong bao bì kín. Thực phẩm bao gói sẵn có thể phải trải qua quá trình gia nhiệt trước khi sử dụng hoặc có thể dùng ngay.
- 2 2. Kiểm nghiệm Thực phẩm thường
- 3 3. Quy định về kiểm nghiệm thực phẩm
- 4 4. Quy trình kiểm nghiệm:
- 5 5. Tài liệu khách hàng cần cung cấp:
- 6 NHỮNG LỢI ÍCH KHI LÀM VIỆC VỚI NHÀ MÁY ĐẮK TÍN
1. Thực phẩm thường là gì?
Thực phẩm thường là loại thực phẩm không ảnh hưởng đến sức khỏe và không có tác dụng chính đặc biệt và cách sử dụng đặc biệt nào.
Phân loại thực phẩm thường:
Thực phẩm thường được phân thành 2 loại:
Thực phẩm tươi sống: Là loại thực phẩm chưa trải qua chế biến, bảo quản. Thực phẩm tươi sống có thể trải qua quá trình sơ chế sơ bộ và không sơ chế.
Thực phẩm bao gói sẵn: Là loại thực phẩm đã trải qua quá trình chế biến, đông lạnh và được đóng gói trong bao bì kín. Thực phẩm bao gói sẵn có thể phải trải qua quá trình gia nhiệt trước khi sử dụng hoặc có thể dùng ngay.
2. Kiểm nghiệm Thực phẩm thường
Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP, thực phẩm bao gói sẵn cần thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm. Mà Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng là điều kiện cần để tiến hành tự công bố.
Vì vậy, doanh nghiệp cần phải tiến hành kiểm nghiệm an toàn của sản phẩm sản phẩm trước khi tự công bố sản phẩm.
Vậy đối với thực phẩm tươi sống có cần phải kiểm nghiệm không? Câu trả lời là có. Tuy đối với thực phẩm tươi sống quá trình này không bắt buộc nhưng nó có thể mang lại những lợi ích sau:
- Đánh giá chất lượng đầu vào sản phẩm.
- Tạo niềm tin đối với khách hàng.
- Kiểm tra hạn dùng sản phẩm.
- Những nhóm chỉ tiêu cần kiểm nghiệm
- Chỉ tiêu cảm quan: màu, mùi, vị, trạng thái,…
- Chỉ tiêu dinh dưỡng: Hàm lượng protein, béo, carbonhydrat, vitamin, khoáng chất,…
- Chỉ tiêu vi sinh: Tổng số vi sinh vật hiếu khí, coliform, E.coli,…
- Chỉ tiêu kim loại nặng: Chì, thủy ngân, Cadimi, Asen,…
- Chỉ tiêu độc tố vi nấm
- Chỉ tiêu dư lượng kháng sinh, thuốc bảo vệ thực vật.
Mỗi loại thực phẩm có các chỉ tiêu kiểm nghiệm khác nhau. Doanh nghiệp cần tham khảo những tài liệu sau để xây dựng chỉ tiêu kiểm nghiệm đúng với sản phẩm của mình:
- Quyết định 46/2007/QĐ-BYT, Về việc ban hành “Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm”.
- QCVN 8-1:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm độc tố vi nấm trong thực phẩm.
- QCVN 8-2:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm.
- QCVN 8-3:2012/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm.
Để đảm bảo chất lượng thực phẩm thường, điều chỉnh quy trình sản xuất, tạo dựng niềm tin với khách hang, Doanh nghiệp cần tiến hành kiểm nghiệm đối với sản phẩm thực phẩm thường trước khi đưa ra thị trường.
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng nắm được trung tâm kiểm nghiệm/phòng kiểm nghiệm có đạt công nhận phù hợp ISO 17025 hay không. Vì vậy nên lựa chọn đơn vị thực hiện kiểm nghiệm thực phẩm thường giúp cho doanh nghiệp mình nhằm hoàn thiện hồ sơ một cách nhanh nhất và tối ưu chi phí nhất có thể.
Xem thêm: Khó khăn của các doanh nghiệp trong quá trình công bố sản phẩm ra thị trường
Chi nhánh Công ty TNHH Dược – Mỹ phẩm Đắk Tín với hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc làm hồ sơ công bố thực phẩm chức năng trong nước và nhập khẩu, gồm các dịch vụ: Đăng ký hồ sơ công bố TPCN, đăng ký hồ sơ Quảng cáo và dịch vụ Kiểm nghiệm sẽ tối ưu hóa quy trình, giấy tờ để đơn giản hóa hồ sơ cho khách hàng.
3. Quy định về kiểm nghiệm thực phẩm
Kiểm nghiệm được tiến hành trong bất cứ các khâu sản xuất chế biến thực phẩm:
- Kiểm nghiệm trước khi sản xuất nhằm đảm bảo nguyên liệu đáp ứng yêu cầu, đảm bảo an toàn thực phẩm, tuân thủ pháp luật.
- Kiểm nghiệm sau khi sản xuất nhằm đảm bảo các chỉ tiêu đáp ứng thỏa thuận giữa các doanh nghiệp cung ứng, tiêu thụ.
- Kiểm nghiệm thực phẩm, đảm bảo sản phẩm đáp ứng đủ và tốt các tiêu chí an toàn trước khi tiến hành công bố chất lượng thực phẩm; hoặc trước khi đăng ký giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Kiểm nghiệm định kỳ sau công bố.
Khi thực hiện kiểm nghiệm, tùy vào từng loại sản phẩm mà sẽ có các nhóm tiêu chí khác nhau để áp dụng. Ví dụ như:
- Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu.
- Kiểm nghiệm các chỉ tiêu hóa lý của thực phẩm.
- Chỉ tiêu kiểm nghiệm vi sinh có trong thực phẩm (độc tố vi nấm…).
- Chỉ tiêu kiểm nghiệm chất ô nhiễm hữu cơ.
- Kiểm nghiệm tiêu chí chất lượng bao bì thực phẩm,…
Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025. Phiếu kiểm nghiệm gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế.
4. Quy trình kiểm nghiệm:
Bước 1: Lên chỉ tiêu cần kiểm nghiệm tương ứng với sản phẩm và quy chuẩn.
Bước 2: Lấy mẫu gửi tới Trung tâm kiểm nghiệm/Phòng kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 17025.
Bước 3: Nhận kết quả là Phiếu kiểm nghiệm.
5. Tài liệu khách hàng cần cung cấp:
- Thông tin về doanh nghiệp đứng tên kiểm nghiệm.
- Thông tin Nhà sản xuất.
- Tên, mẫu sản phẩm, nhãn mác tiếng Việt
- Các chỉ tiêu về kiểm nghiệm; Tên các chất có trong mẫu sản phẩm phải tương ứng với các chỉ tiêu kiểm nghiệm.
- Bản công bố sản phẩm (nếu có).
NHỮNG LỢI ÍCH KHI LÀM VIỆC VỚI NHÀ MÁY ĐẮK TÍN
- Đắk Tín có nhiều năm làm dịch vụ hồ sơ, vì vậy chúng tôi nắm rõ quy trình làm việc tại các cơ quan nhà nước.
- Được tư vấn toàn diện về các vấn đề pháp lý, các khía cạnh liên quan đến công bố sản phẩm.
- Được tư vấn, giải thích cặn kẽ về tính hợp pháp và hợp lệ của tài liệu.
- Được hỗ trợ soạn thảo, tìm tài liệu chứng minh, tối đa hóa nội dung, sửa đổi hồ sơ, làm thủ tục thực hiện công bố trọn gói với tiến độ nhanh nhất bởi đội ngũ nhân viên và chuyên viên dày dặn kinh nghiệm.
- Tiết kiệm thời gian, công sức, tối ưu chi phí cho khách hàng.
Xem thêm : Tại sao nên Gia công Thực phẩm chức năng tại nhà máy Đắk Tín?
Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH DƯỢC-MỸ PHẨM ĐẮK TÍN hay ( Nhà Máy Sản Xuất TPCN Đắk Tín)
VP Đại Diện: Phòng 421-424, Nhà E1- Khu Ngoại Giao Đoàn Trung Tự, Số 6 – Đặng Văn Ngữ, P.Trung Tự, Q.Đống Đa, TP. Hà Nội
Hotline: 0904.852.814
Website: daktinpharma.com
Zalo: https://zalo.me/0904.852.814
Nhà máy: số 8, Đường 100, phường Tân Phú, T.Phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.