Công bố TPCN có mấy loại?

25-02-2021

Đánh giá bài viết

Thực phẩm chức năng là các sản phẩm hỗ trợ các chức năng của các bộ phận trong cơ thể, có hoặc không có tác dụng dinh dưỡng nó giúp cơ thể thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ và tác hại của bệnh tật. Lợi ích sức khỏe đã được chứng minh của thực phẩm chức năng là có thể cải thiện sức khỏe, làm giảm nguy cơ và tác hại gây bệnh. Nó không phải là trị liệu y học nhằm mục đích điều trị hay cứu chữa bệnh tật của con người. Để hiểu rõ hơn về các loại công bố TPCN bạn có thể tìm hiểu trong bài viết này.
Công bố thực phẩm chức năng là thủ tục pháp lý bắt buộc và tiên quyết của Bộ y tế đối với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thực phẩm chức năng. Có rất nhiều loại thực phẩm chức năng do đó cũng có nhiều loại công bố thực phẩm chức năng. Các loại công bố thực phẩm chức năng bao gồm:
1. Công bố dinh dưỡng
Bất kỳ một sự miêu tả nào mang tính chất tuyên bố rằng, dù là gợi ý hay hàm ý thì một thực phẩm có chứa ngoài giá trị năng lượng thì nó còn chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng bao gồm các vitamin, khoáng chất, protein, carbohydrate. Các công bố dinh dưỡng sẽ phải phù hợp với chính sách dinh dưỡng quốc gia và khuyến khích cho chính sách đó, chỉ những công bố dinh dưỡng phù hợp với chính sách dinh dưỡng quốc gia mới được phép thực hiện.
Có 3 loại công bố dinh dưỡng:
– Công bố về hàm lượng chất dinh dưỡng: là một loại công bố dinh dưỡng mô tả về mức độ chất dinh dưỡng trong một thực phẩm nào đó. Ví dụ như nguồn gốc canxi, cao trong xơ…
– Công bố so sánh chất dinh dưỡng: là công bố so sánh mức độ chất dinh dưỡng hoặc giá trị năng lượng của hai hay nhiều thực phẩm trở lên. Ví dụ như giảm hơn, thấp hơn hoặc nhiều hơn…
Công bố so sánh phải đáp ứng điều kiện sau:
Thực phẩm so sánh phải là các dạng khác nhau của một loại thực phẩm hay các loại thực phẩm tương tự nhau.
Thực phẩm so sánh phải dễ dàng nhận dạng được.
Mức độ khác biệt biểu thị bằng phần trăm phân số hoặc một mức độ xác thực, đưa ra một cách so sánh đầy đủ và toàn diện.
Thực phẩm cần được miêu tả để có thể dễ dàng nhận dạng bởi người tiêu dùng. Đối với các so sánh về năng lượng hoặc các đại chất dinh dưỡng và muối natri, sự so sánh phải dựa trên sự khác biệt ít nhất là 25%.
Đối với công bố so sánh về các vi chất dinh dưỡng khác không phải là Natri, sự so sánh phải căn cứ trên sự khác biệt ít nhất là 10% giá trị dinh dưỡng tham khảo giữa các thực phẩm được so sánh.
– Công bố không bổ sung: bất kỳ mọt sự công bố nào với sự tuyên bố rằng một thành phần nào đó không được bổ sung vào thực phẩm kể cả trực tiếp và gián tiếp. Một thành phần có sẵn hoặc được bổ sung vào thực phẩm, người tiêu dùng có thể tìm thấy trong thực phẩm.
2. Công bố về sức khỏe
Bất kỳ một sự miêu tả nào mang tính chất tuyên bố rằng du hàm ý hay ngụ ý về một sự liên quan giữa một thực phẩm hoặc một thành phần của thực phẩm nào đó với sức khỏe. Công bố sức khỏe bao gồm:
– Công bố chức năng dinh dưỡng: là một công bố dinh dưỡng mô tả vai trò sinh lý của chất dinh dưỡng đối với sự trưởng thành, phát triển và chức năng bình thường của cơ thể. Ví dụ: chất dinh dưỡng isoflavon có trong đậu tương giúp tăng cường estrogen ở phụ nữ thì các sản phẩm là thực phẩm chức năng có chứa isoflavon giúp tăng cường chức năng sinh lý ở phụ nữ.
– Các công bố chứ năng khác: những công bố này liên quan tới lợi ích của việc tiêu thụ các thực phẩm hoặc các thành phần của chúng trong tổng thể chế độ ăn đối với các chức năng bình thường hoặc các tác dụng sinh học trong cơ thể. Những công bố này có liên quan tới tính tích cực có tác dụng cải thiện sức khỏe và duy trì sức khỏe.
3. Công bố giảm nguy cơ bệnh tật
Những công bố liên quan đến sự tiêu thụ thực phẩm hoặc các thành phần của chúng trong tổng thể chế độ ăn có tác dụng làm giảm các nguy cơ gây bệnh tật hoặc các điều kiện ảnh hưởng tới sức khỏe.
Giảm nguy cơ bệnh tật là có thể làm thay đổi các yếu tố chủ yếu gây nên bệnh tật hoặc các điều kiện ảnh hưởng tới sức khỏe.
Bệnh tật có rất nhiều các yếu tố nguy cơ, có thể làm thay đổi một trong các yếu tố đó hoặc không có tác dụng. Sự công bố giảm nguy cơ gây bệnh phải chắc chắn, từ ngữ dùng phải dễ hiểu, thích hợp để người tiêu dùng có thể áp dụng để phòng tránh.

0904 852 814