Triệu chứng bệnh gout: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

08-11-2023

Đánh giá bài viết

Gout là một bệnh lý cơ xương khớp gây tổn thương và biến dạng khớp, trong trường hợp nghiêm trọng có thể phá hủy hoàn toàn khớp. Nhận biết sớm những triệu chứng của bệnh gout sẽ giúp người bệnh kịp thời điều trị, tránh được loạt biến chứng nguy hiểm do bệnh gout gây ra.

1. Bệnh gout là gì?

Bệnh gout (gút) là một dạng viêm khớp phổ biến và phức tạp có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai. Nguyên nhân trực tiếp nhất gây ra bệnh gout là do axit uric tích tụ trong cơ thể trong thời gian dài, dẫn đến việc các tinh thể urate hình thành trong và xung quanh khớp, gây ra những cơn gout cấp kịch phát. Các đợt gout cấp thường xuất hiện đột ngột, khiến bạn tỉnh giấc vào ban đêm và cảm thấy bỏng rát ở ngón chân cái. Các triệu chứng bệnh gout có thể xuất hiện và biến mất sau đó, nhưng bạn cần có cách kiểm soát hiệu quả để tránh các đợt bùng phát khác trong tương lai.

2. Triệu chứng bệnh gout (gút) thường xuất hiện ở đâu?

Khi bạn mắc phải triệu chứng gout, các tinh thể urate tích tụ lâu ngày sẽ gây viêm một hoặc một vài vùng khớp. Nếu có không chỉ một mà nhiều khớp cùng lúc bị viêm thì người ta sẽ gọi là bệnh gout polyarticular hay bệnh gout đa khớp.

Cơn đau điển hình nhất của bệnh gout thường xảy ra ở khớp ngón chân cái. Tuy nhiên, bên cạnh dấu hiệu bị gút ở chân, những vùng khớp khác cũng có khả năng bị ảnh hưởng, chẳng hạn như khớp ở:

  • Bàn chân
  • Mắt cá chân
  • Đầu gối
  • Khuỷu tay
  • Cổ tay
  • Ngón tay

Hiếm khi nào biểu hiện của bệnh gút xảy ra tại các khớp ở trung tâm cơ thể như cột sống, vai hoặc hông.

3. Các triệu chứng bệnh gout thường gặp

– Vùng khớp bị đau và khó chịu kéo dài

Nhiều bệnh nhân gout thường bị thức giấc giữa đêm vì cơn đau nhói ở vùng khớp bị ảnh hưởng. Đặc biệt, triệu chứng bệnh gout thường gặp nhất là đau khớp ngón chân cái. Các triệu chứng của bệnh gout nhanh chóng phát triển và trở nặng trong vòng 12-24 giờ kể từ khi cơn đau khởi phát. Cơn đau nghiêm trọng nhất có khả năng sẽ xuất hiện trong vòng 4-12 giờ đầu, sau đó giảm dần nhưng vẫn kéo dài dai dẳng từ vài ngày đến vài tuần và khiến bệnh nhân vô cùng khó chịu. Càng về sau, các cơn gout sẽ càng kéo dài, với nhiều khớp bị ảnh hưởng hơn nữa.

– Khớp bị viêm và sưng đỏ

Các khớp ảnh hưởng có thể bị viêm, từ đó dẫn đến các triệu chứng bệnh gout như sưng, mềm, nóng ấm và tấy đỏ. Phần da bao bọc khớp trông sáng bóng, có khi bị bong tróc.

– Phát triển các nốt tophi – dấu hiệu gout cần lưu ý

Một trong các dấu hiệu bệnh gút đó chính là các bệnh nhân thường có các nốt u sần quanh khớp. Các nốt này được gọi là tophi. Chúng thường không gây đau đớn nhưng thi thoảng lại vỡ ra và tiết chất lỏng giống như mủ có chứa chất màu trắng đục, đây chính là các tinh thể urate tích tụ quanh khớp. Tophi phát triển ở các khớp có khả năng làm biến dạng khớp vĩnh viễn. Với các phương pháp điều trị thích hợp, bạn có thể làm tan các tinh thể này.

– Sốt nhẹ, mệt mỏi có thể là triệu chứng bệnh gout

Trong các đợt gout cấp, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và yếu ớt. Đôi khi, dấu hiệu bệnh gout chính là bị sốt và đau cơ.

– Phạm vi chuyển động hạn chế

Khi bệnh gout tiến triển, bệnh nhân khó mà cử động các khớp bình thường, một phần do cảm giác đau khi di chuyển.

4. Bệnh gout có chữa được không?

Hiện tại không có cách điều trị bệnh gout triệt để. Tuy nhiên, các loại thuốc hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh gút hoặc ngăn ngừa các cơn gout cấp bùng phát hay được sử dụng. Bên cạnh đó, khi bạn có một số biểu hiện của bệnh gút, bạn nên đi thăm khám bác sĩ, đồng thời có thể áp dụng thêm các phương pháp điều trị bao gồm tự chăm sóc tại nhà, thay đổi chế độ ăn uống hay sử dụng thuốc để ngăn ngừa các cơn gout hiệu quả hơn.

Cách điều trị bệnh gout

Dựa theo các biểu hiện của bệnh gout, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp:

– Điều trị bằng thuốc: Các loại thuốc được dùng để điều trị bệnh gút từ giai đoạn đầu, đồng thời ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Một trong những loại thuốc phổ biến nhất giúp điều trị cơn gút cấp là thuốc chống viêm không Steroid (NSAID). Tuy nhiên, NSAID có nguy cơ đau dạ dày, chảy máu và gây loét.

– Thuốc ngăn ngừa biến chứng: Nếu người bệnh đã gặp phải biểu hiện của bệnh gout nặng như sưng to, viêm, di chuyển khó khăn, suy thận thì các loại thuốc ngăn ngừa biến chứng có thể được bác sĩ kê toa.

5. Một số thực phẩm làm giảm nồng độ axit uric

Theo một số nghiên cứu, sử dụng một số loại thực phẩm có khả năng làm giảm nồng độ axit uric, bao gồm:

Cà phê: Uống cà phê thường xuyên hay cà phê đã khử caffeine giúp giảm nồng độ axit uric ở mức thấp hơn.

Vitamin C: Bổ sung thực phẩm giàu vitamin C có khả năng làm giảm nồng độ axit uric trong máu.

Quả anh đào: Với các sản phẩm từ anh đào có chứa hàm lượng anthocyanins cao kết hợp đặc tính chống oxi hóa và kháng viêm, có công dụng giảm thiểu các cơn đau do gout gây ra.

Duy trì lối sống lành mạnh để cải thiện tình trạng bệnh gout

Những thay đổi sau về lối sống sẽ giúp bạn cải thiện hiệu quả tình trạng bệnh và làm dịu các triệu chứng bệnh gout:

Giảm cân: Trọng lượng dư thừa có khả năng khiến người bệnh kháng insulin, và kháng insulin cũng thúc đẩy nồng độ axit uric tăng cao. Giảm cân sẽ giúp cải thiện vấn đề này. Tuy nhiên, người bệnh không nên nhịn ăn hoặc giảm cân thần tốc. Nghiên cứu cho thấy việc giảm cân quá đột ngột lại càng làm tăng nguy cơ bị các cơn gout tấn công. Hãy giảm cân một cách có khoa học, hợp lý và đúng cách.

Tập thể dục nhiều hơn: Tập thể dục thường xuyên giúp ngăn chặn các cơn bệnh gout cấp, duy trì cân nặng khỏe mạnh và giữ axit uric trong cơ thể ở mức thấp. 

Uống đủ nước: Cơ thể được bổ sung đầy đủ nước sẽ giúp loại bỏ axit uric dư thừa tốt hơn thông qua đường tiểu, giảm nguy cơ bị các đợt cơn gout tấn công.

Chú trọng đến chế độ ăn uống: Hãy tránh xa bia, rượu hay bất cứ thức uống có cồn nào. Ngoài ra, bạn cần tránh ăn các thực phẩm như thịt đỏ, một số loại cá, nội tạng vì những thực phẩm này không tốt cho người bệnh gout.

 

Hy vọng bài viết này của ĐẮK TÍN đã giúp bạn hiểu hơn về các triệu chứng bệnh gout (gút) để từ đó phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời. Việc điều trị kết hợp lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn hạn chế đáng kể các đợt gout tấn công.

 

Hiện nhà máy Đắk Tín đang gia công TPCN sản phẩm hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, gút rất hiệu quả, chất lượng. Nếu Quý khách muốn Gia công TPCN hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, gút,… xin vui lòng liên hệ Hotline: 0904.852.814.

Xem thêm: Tại sao nên Gia công Thực phẩm chức năng tại nhà máy Đắk Tín?

 

ĐẮK TÍN- Nhà máy gia công Thực phẩm chức năng đạt chuẩn GMP hàng đầu có Viện nghiên cứu Novains (Trong hệ thống) chuyên nghiên cứu công thức TPCN mang lại hiệu quả cao và có tác dụng theo thời gian.

Với Phương châm: Chất lượng- Uy tín- Dịch vụ chuyên nghiệp, chỉ cần quý khách hàng có ý tưởng kinh doanh sản phẩm, nhãn hiệu riêng còn lại Đắk Tín sẽ lo trọn gói từ khâu (Tư vấn công thức ->  dịch vụ công bố, giấy phép quảng cáo ->  cung cấp nguyên liệu -> in ấn bao bì -> sản xuất thành phẩm -> Hỗ trợ sau bán hàng) nhằm đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng chính xác nhất qua đó tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian và công sức để mang lại hiệu quả kinh tế tốt nhất cho quý khách hàng.

0904 852 814