Top 6 bệnh về đường hô hấp thường gặp khi thời tiết chuyển lạnh
Vào những thời điểm giao mùa, thời tiết và độ ẩm không khí thay đổi bất thường là môi trường thuận lợi cho virus, vi khuẩn gây bệnh về đường hô hấp hoạt động rất mạnh. Các đối tượng có hệ miễn dịch kém như trẻ nhỏ, người cao tuổi, người mắc bệnh nền, bệnh mạn tính sẽ rất dễ mắc bệnh về đường hô hấp. Hãy cùng ĐẮK TÍN tìm hiểu về top 6 bệnh về đường hô hấp thường gặp trong bài viết dưới đây.
Mục lục
I. Bệnh về đường hô hấp trên thường gặp
1. Bệnh cảm cúm
Bệnh cảm cúm là bệnh nhiễm virus cấp tính đường hô hấp với các biểu hiện:
- Sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho, triệu chứng ho thường nặng và kéo dài.
- Có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, nhất là ở trẻ em.
Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày. Tuy nhiên, bệnh có thể kéo dài nhiều tháng nếu người bị suy giảm miễn dịch mắc bệnh. Bệnh thường lây qua đường hô hấp, qua không khí, qua các giọt bắn nước bọt hay dịch tiết mũi họng của người bệnh có chứa virus cúm khi ho, hắt hơi.
2. Bệnh viêm xoang
Viêm xoang là tình trạng nhiễm trùng của màng niêm mạc lót trong lòng các xoang làm cho mủ và dịch viêm ứ đọng trong xoang do không thoát được ra ngoài gây tình trạng tích tụ chất lỏng hoặc chất nhầy bên trong. Viêm xoang có 2 dạng chính là viêm xoang cấp tính và viêm xoang mạn tính. Viêm xoang cấp tính thường xảy ra ở xoang sàng, xoang trán, xoang bướm và viêm đa xoang. Triệu chứng của bệnh bao gồm đau nhức vùng xoang, sốt, chảy dịch mũi hoặc chảy dịch xuống họng, nghẹt mũi một hoặc cả hai bên hay điếc mũi (bị mất mùi).
3. Bệnh viêm thanh quản
– Viêm thanh quản ở trẻ em
Viêm thanh quản cấp thường gặp ở trẻ từ 1-6 tuổi, niêm mạc thanh quản và tổ chức dưới niêm mạc dễ bị viêm nhiễm, phù nề dẫn đến khó thở ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân trẻ bị bệnh viêm thanh quản là do thời tiết lạnh, trẻ khóc nhiều hoặc nói nhiều kết hợp với các yếu tố môi trường, virus hoặc vi khuẩn gây bệnh. Các triệu chứng bao gồm sốt cao hoặc nhẹ, khóc khàn hoặc khàn tiếng, ho, thở rít. Các triệu chứng thường nặng hơn khi vào ban đêm.
– Viêm thanh quản ở người lớn
Ở người lớn, có 2 dạng viêm thanh quản là cấp tính và mạn tính:
+ Viêm thanh quản cấp tính là tình trạng viêm xuất tiết niêm mạc thanh quản. Bệnh thường gặp vào mùa lạnh hoặc lúc thay đổi thời tiết thất thường.
Nguyên nhân gây bệnh thường là do virus. Bệnh thường gặp ở những người hay uống rượu bia, hút thuốc, những người làm việc trong môi trường lạnh, ô nhiễm.
Các triệu chứng bao gồm mệt mỏi, ớn lạnh, có thể sốt nhẹ. Tiếng nói khàn hoặc mất tiếng hoàn toàn; ho, đau họng hoặc nuốt vướng.
+ Viêm thanh quản mạn tính là tình trạng viêm niêm mạc thanh quản, tái đi tái lại nhiều lần hoặc quá trình viêm thanh quản kéo dài gây nên. Nguyên nhân gây viêm thanh quản mạn tính bao gồm:
- Nói quá to, quá nhiều hoặc kéo dài, liên tục.
- Do bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
- Do các bệnh lý đường hô hấp, đặc biệt là viêm mũi xoang mạn tính, viêm họng mạn tính.
- Do bệnh lý toàn thân như đái tháo đường, gout,…
- Nguyên nhân khác: bụi, khói than, ô nhiễm môi trường.
Triệu chứng: Lúc đầu thường có biểu hiện nuốt vướng nhẹ, nói khó, khó cất giọng cao hoặc khó hát. Sau đó, người bệnh thấy tiếng khàn dần rồi dần dần mất tiếng. Có thể kèm theo ho, có đờm vào buổi sáng. Có cảm giác ngứa, cay hoặc rát nhẹ vùng thanh quản.
II. Bệnh về đường hô hấp dưới thường gặp
1. Bệnh viêm phế quản
Bệnh có 2 thể là cấp tính và mạn tính:
– Viêm phế quản cấp tính: Tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở niêm mạc phế quản chưa có sự tổn thương. Thông thường, nguyên nhân gây bệnh là do virus.
– Viêm phế quản mạn tính: Ở giai đoạn này, ống phế quản sẽ liên tục bị kích thích, từ đó dẫn đến các biến chứng bệnh nguy hiểm (đặc biệt là viêm phổi tắc nghẽn mạn tính). Viêm phế quản mạn tính có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm.
Triệu chứng của viêm phế quản:
- Ho khan, ho có đờm hoặc ho thành từng tiếng.
- Sốt nhẹ hoặc sốt cao; các cơn sốt có thể diễn ra theo từng cơn hoặc sốt liên tục kéo dài.
- Đờm tiết ra từ đường hô hấp có màu xanh, vàng hoặc trắng.
- Thở khò khè.
Nguyên nhân gây viêm phế quản:
- Do tác động của môi trường: bụi bẩn, ô nhiễm không khí, khói thuốc,…
- Sức đề kháng kém, đặc biệt nếu người bệnh đang mắc các bệnh lý khác như cảm lạnh.
- Ảnh hưởng của công việc: môi trường làm việc nhiều khói bụi trong nhà máy, xí nghiệp; tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, khói trong quá trình sản xuất.
- Ảnh hưởng của bệnh lý trào ngược dạ dày: do sự lặp lại của các cơn ợ nóng, ợ chua kích thích vùng cổ họng.
- Bệnh viêm phế quản có thể lây qua 2 đường chính là tiếp xúc trực tiếp giữa người với người; lây lan qua các vật dụng cá nhân như khăn mặt, chén, bát, bàn chải,….
2. Bệnh viêm tiểu phế quản
Đây là một bệnh phổi phổ biến thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ dưới 6 tháng tuổi và trong những tháng mùa đông. Bệnh thường lây cho người khác thông qua những giọt nước trong không khí khi bị ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Hoặc khi người khỏe mạnh tiếp xúc với các vật dụng của người bệnh như khăn, đồ chơi sau đó lại chạm vào mắt, mũi hoặc miệng của mình. Triệu chứng của viêm tiểu phế quản bao gồm:
- Ho, có thể có đờm hoặc không đờm;
- Sốt cao hoặc nhẹ, sốt từng cơn hoặc liên tục, có trẻ không bị sốt;
- Sổ mũi, nghẹt mũi;
- Đờm tiết ra nhiều, có màu xanh, vàng hoặc trắng;
- Thở khò khè, thở nhanh;
- Trẻ biếng ăn.
3. Bệnh viêm phổi
Bệnh viêm phổi là tình trạng các phế nang trong phổi bị viêm. Viêm phổi có thể xuất hiện tại một vị trí cố định hoặc một vài vùng. Nguy hiểm hơn là xuất hiện viêm toàn bộ phổi. Nguyên nhân gây viêm phổi:
- Người mắc viêm phổi do vi khuẩn, virus.
- Nguyên nhân do nấm: khi người bệnh tiếp xúc hay hít phải bào tử của nấm sẽ rất dễ bị viêm phổi.
- Người bệnh sống hoặc làm việc trong môi trường ô nhiễm, khói bụi hay khói thuốc, hóa chất…
- Người bệnh có thói quen sinh hoạt thiếu hợp lý sẽ dễ bị nhiễm nấm gây viêm phổi.
Triệu chứng của bệnh bao gồm:
- Tức ngực, khó thở
- Mệt mỏi, suy nhược
- Thân nhiệt luôn tăng cao không giảm, cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi. Trong một số trường hợp, người cao tuổi và có hệ miễn dịch yếu; nhiệt độ cơ thể sẽ giảm thấp hơn so với bình thường.
- Có thể xuất hiện các tình trạng như: tiêu chảy, nôn mửa không kiểm soát.
Viêm phổi có thể gặp phải ở rất nhiều đối tượng bao gồm trẻ nhỏ. Khi trẻ nhỏ mắc bệnh viêm phổi sẽ vô cùng nguy hiểm. Khi thấy trẻ sốt, bỏ bú, ho, khó thở, nôn mửa và mệt mỏi; các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đi khám để phát hiện bệnh kịp thời.
Trên đây là tổng hợp 6 bệnh về đường hô hấp thường gặp khi thời tiết chuyển lạnh. Nếu gặp phải các triệu chứng nêu trên, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được khám và chữa bệnh kịp thời. Đồng thời chủ động rèn luyện thể chất và có chế độ dinh dưỡng hợp lý để hạn chế khả năng mắc các bệnh về đường hô hấp.
Hiện nhà máy Đắk Tín đang gia công các loại TPCN, TPBVSK về tăng đề kháng, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ điều trị các bệnh về hô hấp rất hiệu quả, chất lượng. Nếu Quý khách muốn Gia công sản phẩm thương hiệu riêng, xin vui lòng liên hệ Hotline: 0904.852.814.
Xem thêm: Tại sao nên Gia công Thực phẩm chức năng tại nhà máy Đắk Tín?
ĐẮK TÍN – Nhà máy gia công Thực phẩm chức năng đạt chuẩn GMP hàng đầu có Viện nghiên cứu Novains (Trong hệ thống) chuyên nghiên cứu công thức TPCN mang lại hiệu quả cao và có tác dụng theo thời gian.
Với Phương châm: Chất lượng- Uy tín- Dịch vụ chuyên nghiệp, chỉ cần quý khách hàng có ý tưởng kinh doanh sản phẩm, nhãn hiệu riêng còn lại Đắk Tín sẽ lo trọn gói từ khâu (Tư vấn công thức -> dịch vụ công bố, giấy phép quảng cáo -> cung cấp nguyên liệu -> in ấn bao bì -> sản xuất thành phẩm -> Hỗ trợ sau bán hàng) nhằm đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng chính xác nhất qua đó tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian và công sức để mang lại hiệu quả kinh tế tốt nhất cho quý khách hàng.