Sổ mũi là gì? Nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa

23-02-2024

Đánh giá bài viết

Sổ mũi hay thường được gọi là chảy nước mũi là tình trạng dịch tại xoang mũi chảy ra quá mức so với bình thường; Nước mũi sẽ đi theo hai hướng, một là chảy ra ngoài theo đường mũi trước, hai là chảy vào trong theo đường cổ họng; hoặc có thể theo cả hai con đường. Tùy vào nguyên nhân mà nước mũi trong hoặc đục, màu vàng xanh hoặc có những trường hợp có thể lẫn máu. Sổ mũi có thể đi kèm với nghẹt mũi hoặc không, mà nguyên nhân thường gặp nhất là cảm lạnh.

1. Sổ mũi là gì?

Người ta hay sử dụng thuật ngữ “chảy nước mũi” và “viêm mũi” để chỉ chứng sổ mũi, đó là tình trạng dịch mũi chảy ra quá mức so với bình thường. Sổ mũi có thể do nhiệt độ ngoài trời lạnh hơn, hoặc do cảm lạnh, cảm cúm hoặc dị ứng. Có thể làm dịu các triệu chứng bằng cách xịt mũi bằng nước muối và đặt máy tạo độ ẩm phun sương mát gần giường để chống nghẹt mũi do không khí khô lạnh có thể làm trầm trọng thêm tình trạng sổ mũi.

Một thuật ngữ khác có thể thường thấy là khi bị sổ mũi là “viêm mũi”. Viêm mũi là tình trạng các mô mũi bị viêm. Khi virus cảm lạnh hoặc chất gây dị ứng như phấn hoa hoặc bụi xâm nhập vào cơ thể lần đầu tiên, nó sẽ gây kích ứng niêm mạc mũi và xoang, lúc này mũi bắt đầu tiết ra nhiều chất nhầy trong suốt. Chất nhầy này là bẫy vi khuẩn, virus hoặc những chất gây dị ứng và giúp tống chúng ra khỏi mũi và xoang.

Sau hai hoặc ba ngày, chất nhầy có thể thay đổi màu sắc và trở thành trắng hoặc vàng; đôi khi chất nhầy cũng có thể chuyển sang màu xanh lục.

2. Dấu hiệu và triệu chứng của sổ mũi

Các triệu chứng có thể đi kèm với sổ mũi:

  • Chảy nước mũi và nghẹt mũi thường sẽ đi cùng nhau, các mô tại mũi bị sưng dẫn đến tình trạng khó thở.
  • Chảy nước mũi do cảm lạnh hoặc cảm cúm có thể kèm theo mệt mỏi, đau họng, ho, áp mặt và đôi khi sốt.
  • Chảy nước mũi do dị ứng thông thường sẽ có kèm theo hắt hơi, ngứa, chảy nước mắt.

3. Tác động của sổ mũi đối với sức khỏe

– Gián đoạn giấc ngủ

Các triệu chứng sổ mũi có thể gây khó thở dẫn đến tình trạng khó ngủ hoặc thức giấc giữa đêm gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và các hoạt động vào ban ngày.

– Khó khăn về mặt thể chất

Các hoạt động mạnh hay tập thể dục thể thao cũng bị ảnh hưởng khi bị sổ mũi vì có thể gây khó thở.

4. Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh sổ mũi

– Viêm tai giữa (hay nguyên nhân là nhiễm trùng tai cấp tính)

Sổ mũi có thể gây tích tụ chất lỏng và tắc nghẽn sau màng nhĩ. Khi bị sổ mũi do vi khuẩn hoặc virus cảm lạnh xâm nhập vào không gian chứa đầy không khí phía sau màng nhĩ, kết quả là bị nhiễm trùng tai. Điều này thường gây ra một cơn đau tai cực kỳ nghiêm trọng.

Nhiễm trùng tai là một biến chứng thường gặp của cảm sổ mũi do nhiễm trùng hoặc nhiễm virus và thường gặp ở trẻ em. Trẻ bị nhiễm trùng tai cũng có thể bị chảy nước mũi xanh hoặc vàng hoặc sốt tái phát sau khi bị cảm lạnh thông thường.

– Hen suyễn

Sổ mũi do cảm lạnh là một trong những tác nhân phổ biến nhất gây ra các cơn hen suyễn, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Các triệu chứng sổ mũi do cảm lạnh có thể kéo dài hơn ở những người bị hen suyễn. Các triệu chứng hen suyễn, chẳng hạn như thở khò khè hoặc tức ngực, cũng có thể trầm trọng hơn khi bị sổ mũi do cảm lạnh.

– Viêm xoang

Viêm xoang có thể phát triển khi sổ mũi do cảm lạnh thông thường kéo dài và làm tắc các xoang. Các xoang bị tắc nghẽn bẫy vi khuẩn hoặc virus trong chất nhầy ở mũi. Điều này gây ra nhiễm trùng và viêm xoang.

– Viêm họng hạt

Đôi khi những người bị sổ mũi do cảm lạnh cũng có thể bị viêm họng. Viêm họng hạt phổ biến nhất ở trẻ em từ 5 đến 15 tuổi, những người lớn cũng có thể bị viêm họng hạt.

– Viêm tiểu phế quản

Viêm tiểu phế quản là tình trạng viêm nhiễm của các tiểu phế quản (đường dẫn khí nhỏ nhất trong phổi). Đây là một bệnh nhiễm trùng phổ biến nhưng đôi khi nghiêm trọng, thường do virus hợp bào hô hấp (RSV) gây ra. Trẻ em dưới 2 tuổi là những đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất do viêm tiểu phế quản. Biểu hiện vài ngày đầu tiên, các triệu chứng tương tự như cảm lạnh thông thường như chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi và đôi khi có kèm theo sốt. Sau đó, xuất hiện thở khò khè, tim đập nhanh hoặc khó thở.

5. Khi nào cần gặp bác sĩ?

Sổ mũi có thể tự hết đa phần không cần điều trị. Tuy nhiên, một số trường hợp cần sự gặp bác sĩ:

  • Không cải thiện triệu chứng trong vòng 10 ngày.
  • Xuất hiện các triệu chứng bất thường hoặc nặng hơn.
  • Nước mũi của trẻ chỉ chảy ra từ một bên và có màu xanh, có máu hoặc có mùi hôi, hoặc nếu nghi ngờ có vật lạ mắc trong mũi.

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe.

6. Những ai có nguy cơ mắc sổ mũi

Trẻ nhỏ, người lớn tuổi và những người bị suy giảm hệ thống miễn dịch có nhiều khả năng gặp các biến chứng nhất.

Hút thuốc cũng làm rối loạn phản ứng miễn dịch, làm tăng nguy cơ bị sổ mũi cũng như các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác.

Những người mắc các bệnh hô hấp mãn tính nghiêm trọng, chẳng hạn như COPD, có nguy cơ bị nhiễm trùng thứ phát như viêm phế quản cấp tính, viêm xoang, viêm tai giữa và viêm phổi sau cảm lạnh.

7. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải sổ mũi

– Mùa đông: Đa phần các bệnh về đường hô hấp xảy ra vào mùa thu và mùa đông, không khí lạnh và khô hơn; đồng thời nhiều vi khuẩn hơn. Điều này làm cho các lỗ thông trong mũi bị khô hơn và có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn.

– Trường học hoặc nhà trẻ sẽ làm cho sổ mũi (cảm lạnh) dễ lây lan khi trẻ tiếp xúc gần.

– Giao tiếp tay – miệng: Việc chạm tay vào mắt, mũi hoặc miệng mà không rửa tay là cách phổ biến nhất lây lan vi trùng.

8. Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn biến của sổ mũi:

  • Nghỉ ngơi điều độ.
  • Kết hợp sử dụng máy tạo ẩm hoặc phun sương.
  • Xịt hoặc nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý.
  • Đối với trẻ nhỏ, dùng bầu hút cao su để hút sạch chất nhầy.
  • Làm ấm mũi bằng cách hít từ hơi nước ấm.
  • Sử dụng viên ngậm, không cho trẻ em dưới 4 tuổi ngậm viên ngậm.
  • Sử dụng mật ong để giảm ho cho người lớn và trẻ em từ 1 tuổi trở lên.
  • Hạn chế căng thẳng, tâm lý thoải mái, lối sống tích cực.

Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Thăm khám định kỳ để được theo dõi tình trạng sức khỏe, diễn biến của bệnh và để bác sĩ tìm hướng điều trị phù hợp trong thời gian tiếp theo nếu bệnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.

 

Hiện nhà máy Đắk Tín đang gia công TPCN hỗ trợ Điều trị Viêm xoang, Viêm mũi dị ứng,… rất hiệu quả, chất lượng. Nếu Quý khách muốn Gia công TPCN hỗ trợ Điều trị Viêm xoang, Viêm mũi dị ứng,…  xin vui lòng liên hệ Hotline: 0904.852.814.

Xem thêm: Tại sao nên Gia công Thực phẩm chức năng tại nhà máy Đắk Tín?

 

ĐẮK TÍN – Nhà máy gia công Thực phẩm chức năng đạt chuẩn GMP hàng đầu có Viện nghiên cứu Novains (Trong hệ thống) chuyên nghiên cứu công thức TPCN mang lại hiệu quả cao và có tác dụng theo thời gian.

Với Phương châm: Chất lượng- Uy tín- Dịch vụ chuyên nghiệp, chỉ cần quý khách hàng có ý tưởng kinh doanh sản phẩm, nhãn hiệu riêng còn lại Đắk Tín sẽ lo trọn gói từ khâu (Tư vấn công thức ->  dịch vụ công bố, giấy phép quảng cáo ->  cung cấp nguyên liệu -> in ấn bao bì -> sản xuất thành phẩm -> Hỗ trợ sau bán hàng) nhằm đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng chính xác nhất qua đó tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian và công sức để mang lại hiệu quả kinh tế tốt nhất cho quý khách hàng.

0904 852 814