Cách trị tiêu chảy cho trẻ tại nhà cha mẹ cần biết
Một thực tế rằng, không phải phụ huynh nào cũng biết điều trị tiêu chảy cho trẻ tại nhà đúng cách. Nếu vậy khiến cho tình trạng tiêu chảy của trẻ càng nặng thêm, trẻ sẽ lâu khỏi bệnh. Cha mẹ hãy cùng tham khảo cách trị tiêu chảy cho trẻ sao cho đúng dưới đây.
Mục lục
1. Nhận biết bé bị tiêu chảy
Trẻ bị tiêu chảy khi đi ngoài phân lỏng nhiều nước nhiều lần trong ngày. Trung bình từ 10-15 lần tùy trẻ. Phân có thể vàng tóe nước, hoặc lầy nhầy, có bọt, có máu. Tính chất phân thay đổi do các nguyên nhân gây bệnh khác nhau.
Tiêu chảy khiến cơ thể trẻ mất đi một lượng nước và điện giải lớn. Ở những trẻ tiêu chảy nặng không được bù nước thỏa đáng có thể có những dấu hiệu mất nước. Như da khô, niêm mạc lưỡi lợi khô, mắt khô trũng, thóp trũng, nếp véo da lâu mất… Nếu có dấu hiệu mất nước, nhất là mất nước nặng, trẻ cần được tới viện để điều trị kịp thời, tránh diễn biến xấu hơn.
Ngoài triệu chứng đi ngoài, các dấu hiệu sau cũng có thể gặp ở một trẻ bị tiêu chảy. Đó là:
- Trẻ có thể buồn nôn, nôn ra cặn sữa, thức ăn, hoặc dịch dạ dày. Thường hay gặp tiêu chảy do Rota virus.
- Đau bụng đi ngoài thường gặp nguyên nhân do vi khuẩn lỵ, tả, Ecoli gây nên.
- Bụng chướng đầy hơi, ậm ạch khó chịu.
- Một số trẻ có sốt cao 39-40°C, hoặc sốt nhẹ âm ỉ.
- Trẻ biếng ăn, gầy sút cân.
2. Khi nào cần đưa trẻ tới viện điều trị?
2.1. Phân độ mức độ nặng nhẹ của tiêu chảy
Thông thường dựa vào mức độ mất nước để phân loại mức độ nặng nhẹ của tiêu chảy. Đánh giá tình trạng mất nước của bệnh nhân tiêu chảy cấp theo Tổ chức y tế thế giới có 3 mức độ dưới đây:
– Mất nước mức độ A hay còn gọi là không mất nước
- Trẻ có các dấu hiệu sau:
- Trẻ tỉnh táo bình thường
- Mắt trẻ bình thường, không trũng không khô
- Có nước mắt khi khóc
- Miệng lưỡi ướt
- Trẻ không khát, uống nước bình thường
- Nếp véo da mất nhanh không để lại dấu vết
Khi trẻ không có dấu hiệu mất nước, cha mẹ có thể điều trị tiêu chảy cho trẻ tại nhà. Tuy nhiên những trẻ này vẫn cần đề phòng các dấu hiệu mất nước xuất hiện bằng cách bù nước thích hợp.
– Mất nước mức độ B hay còn gọi là có mất nước
Khi trẻ có từ 2 dấu hiệu trở lên trong đó có ít nhất dấu hiệu (*) là trẻ có biểu hiện mất nước.
- Trẻ vật vã kích thích (*)
- Mắt trũng
- Không có nước mắt
- Miệng lưỡi khô
- Trẻ khát nước, uống nước háo hức (*)
- Nếp véo da mất chậm dưới 2 giây
Những trẻ có dấu hiệu mất nước mức độ B là mất nước nhẹ hoặc trung bình. Ước lượng lượng dịch mất khoảng từ 5-10% trọng lượng cơ thể. Khi đó cần được điều trị tại viện bằng uống oresol theo phác đồ.
– Mất nước mức độ C hay còn gọi là mất nước nặng
Khi lượng dịch bị mất đi trên 10% trọng lượng cơ thể trẻ. Nếu không được truyền tĩnh mạch kịp thời trẻ sẽ bị sốc do giảm khối lượng tuần hoàn. Trẻ có biểu hiện mất nước nặng khi có trên 2 dấu hiệu dưới đây, trong đó có ít nhất 1 dấu hiệu (*):
- Trẻ li bì, hôn mê, mệt lả (*)
- Mắt rất trũng và khô
- Khóc không có nước mắt
- Niêm mạc miệng lưỡi rất khô
- Trẻ uống rất kém hoặc không uống được (*)
- Nếp véo da mất rất chậm trên 2 giây
- Trẻ bị mất nước nặng có thể gặp nguy kịch tới tính mạng, cần được điều trị và theo dõi sát sao tại viện.
2.2. Những dấu hiệu nào cha mẹ cần đưa trẻ tới viện?
Cha mẹ cần đưa trẻ đến khám ngay nếu trẻ có một trong các biểu hiện sau:
- Đi ngoài rất nhiều lần liên tục phân lỏng
- Nôn trớ nhiều
- Ăn uống kém hoặc bỏ bú
- Có dấu hiệu mất nước
- Sốt cao hơn
- Có máu trong phân
- Trẻ không tốt lên sau 2 ngày điều trị
- Trẻ dưới 4 tháng tuổi
- Đang có nhiễm khuẩn nặng đi kèm như viêm phổi hoặc nhiễm khuẩn huyết
3. Cách trị tiêu chảy cho trẻ tại nhà đối với tiêu chảy cấp thể nhẹ
Với những trường hợp tiêu chảy cấp thể nhẹ, cha mẹ có thể tham khảo cách trị tiêu chảy cho trẻ tại nhà qua hướng dẫn sau đây.
3.1. Cho trẻ uống nhiều dịch hơn bình thường để phòng mất nước
Hầu hết các loại dịch trẻ thường dùng cha mẹ đều có thể sử dụng. Có thể chia làm 2 nhóm sau:
– Các dung dịch chứa muối như oresol, nước cháo muối, nước cơm muối, nước gạo rang, súp rau quả hoặc súp gà, súp thịt.
Cách chế biến:
Với dung dịch oresol đã có sẵn các thành phần điện giải trong gói thuốc. Cha mẹ pha đúng theo liều lượng hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì. Ví dụ 1 gói pha với 1 lít nước thì cần đong đúng 1 lít nước để pha.
Với các dung dịch khác, cách chế biến như sau. Cho khoảng 3 gam muối (nhúm bằng 3 ngón tay) pha chế với 1 lít dịch để được dung dịch điều trị thích hợp không quá mặn.
– Các dung dịch không chứa muối như nước sạch, nước cơm hoặc các loại ngũ cốc khác, súp không mặn, nước dừa, nước hoa quả tươi không đường. Cho trẻ uống trực tiếp.
Cho trẻ uống tới khi ngừng tiêu chảy với liều lượng như sau:
- Trẻ dưới 2 tháng tuổi: uống khoảng 50-100ml sau mỗi lần đi ngoài
- Trẻ từ 2-10 tháng tuổi: uống khoảng 100-200ml sau mỗi lần đi ngoài
- Trẻ lớn: uống theo nhu cầu
3.2. Tiếp tục cho trẻ ăn để phòng suy dinh dưỡng
Cho trẻ ăn thành nhiều bữa trong ngày, cách nhau khoảng 3-4 giờ với lượng ít một. Sau khi trẻ ngừng tiêu chảy, tiếp tục cho trẻ ăn thức ăn giàu năng lượng và thêm 1 bữa phụ mỗi ngày kéo dài 2 tuần trở lên.
Thức ăn của trẻ bị tiêu chảy cũng giống như những loại thức ăn cần thiết cho trẻ khỏe mạnh. Cha mẹ không nên kiêng khem. Thực phẩm nên được chế biến và nghiền nhỏ để dễ tiêu hóa. Một số loại thức ăn cần thiết cho trẻ như:
Sữa: Bất kỳ lứa tuổi nào nếu trẻ đang bú mẹ cần khuyến khích bú nhiều lần hơn và lâu hơn. Nếu dùng sữa công thức cha mẹ cho ăn nhiều lần thêm, cách nhau mỗi 3 giờ.
Trẻ lớn hơn cho ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm cần thiết gồm protein như thịt gà, thịt nạc, trứng, sữa. Chất bột đường trong cơm, cháo, bánh mì. Chất béo không no trong dầu thực vật. Vitamin và khoáng chất trong hoa quả tươi như chuối, hồng xiêm. Không nên cho trẻ ăn nhiều chất xơ khó tiêu.
3.3. Cho trẻ uống bổ sung kẽm hàng ngày trong 10-14 ngày
– Trẻ < 6 tháng: 10mg/ngày
– Trẻ trên 6 tháng: 20mg/ngày
Nên cho trẻ uống kẽm lúc đói. Vì kẽm có tác dụng rút ngắn thời gian tiêu chảy và độ trầm trọng của tiêu chảy. Không những thế còn tăng cường miễn dịch cho trẻ.
3.4. Chú ý những dấu hiệu cần đưa trẻ tới viện ở trên
Một vài lưu ý khác cho cha mẹ khi áp dụng cách trị tiêu chảy cho trẻ tại nhà:
– Cha mẹ không nên sử dụng kháng sinh cho trẻ trong tất cả các trường hợp tiêu chảy. Kháng sinh chỉ được chỉ định ở một số nguyên nhân tiêu chảy nhất định. Và nên dưới sự kê đơn của bác sỹ.
– Không sử dụng thuốc cầm ỉa cho trẻ vì sẽ làm tình trạng bệnh nặng hơn.
Trên đây là cách điều trị tiêu chảy cho trẻ tại nhà áp dụng với những trẻ tiêu chảy cấp thể nhẹ. Cha mẹ nên theo dõi sát sao diễn biến bệnh tình của trẻ để có phương án điều trị tốt nhất và kịp thời đưa trẻ tới viện nếu cần.
Hiện nhà máy Đắk Tín đang gia công TPCN sản phẩm về Tiêu chảy rất hiệu quả, chất lượng. Nếu Quý khách muốn Gia công Men vi sinh, TPCN về Tiêu chảy, xin vui lòng liên hệ Hotline: 0904.852.814.
Xem thêm: Tại sao nên Gia công Thực phẩm chức năng tại nhà máy Đắk Tín?
ĐẮK TÍN- Nhà máy gia công Thực phẩm chức năng đạt chuẩn GMP hàng đầu có Viện nghiên cứu Novains (Trong hệ thống) chuyên nghiên cứu công thức TPCN mang lại hiệu quả cao và có tác dụng theo thời gian.
Với Phương châm: Chất lượng- Uy tín- Dịch vụ chuyên nghiệp, chỉ cần quý khách hàng có ý tưởng kinh doanh sản phẩm, nhãn hiệu riêng còn lại Đắk Tín sẽ lo trọn gói từ khâu (Tư vấn công thức -> dịch vụ công bố, giấy phép quảng cáo -> cung cấp nguyên liệu -> in ấn bao bì -> sản xuất thành phẩm -> Hỗ trợ sau bán hàng) nhằm đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng chính xác nhất qua đó tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian và công sức để mang lại hiệu quả kinh tế tốt nhất cho quý khách hàng.