7 nguyên liệu xương khớp từ thảo dược không thể bỏ qua
Thực phẩm chức năng dần là cái tên quen thuộc trong thói quen chăm sóc sức khỏe của mọi người hiện nay, đặc biệt là các thực phẩm giúp bảo vệ xương khớp. Để giúp tăng cường lợi ích ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh những nguyên liệu xương khớp từ thảo dược thiên nhiên luôn là những gợi ý vô cùng tuyệt vời. Hãy cùng điểm danh 7 loại nguyên liệu xương khớp thường dùng trong các sản phẩm thực phẩm chức năng hiện nay.
1. Nghệ
Nghệ là một loại rau củ gia vị và nó cũng là một loại thảo mộc thường dùng trong Đông y. Thành phần chính của nghệ bao gồm curcumin, có đặc tính chống viêm. Nó từ lâu đã được dùng để chống viêm xương khớp và đặc biệt hữu ích với viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp và các tình trạng khớp khác.
Các nghiên cứu đã báo cáo rằng nó có khả năng an toàn cho hầu hết mọi người khi sử dụng. Mặc dù liều cao hoặc sử dụng lâu dài có thể dẫn đến khó chịu đường tiêu hóa do đặc tính đầy hơi và tính nóng của nghệ gây ra.
2. Vỏ cây liễu
Vỏ cây liễu là một phương pháp điều trị cổ xưa để giảm đau và viêm. Bạn có thể sử dụng nó dưới dạng trà hoặc ở dạng viên nén.
Một số nghiên cứu cho biết nó có thể giúp giảm đau khớp liên quan đến viêm khớp dạng thấp và thoái hóa khớp. Tuy nhiên nếu dùng liều lượng lớn trong thời gian dài nó có thể gây ra các tác dụng phụ bao gồm: đau dạ dày, huyết áp cao, phản ứng dị ứng, đặc biệt nếu bạn bị dị ứng với aspirin
Bạn nên hỏi bác sĩ trước khi sử dụng vỏ cây liễu, đặc biệt nếu bạn đang sử dụng thuốc làm loãng máu hoặc bị loét dạ dày. Đừng dùng nó nếu bạn bị dị ứng với aspirin.
3. Cây tầm ma
Cây tầm ma được cho là có tác dụng giảm viêm và giảm đau nhức do viêm xương khớp. Tuy nhiên các nghiên cứu cảnh báo nó có thể gây trở ngại cho thuốc làm loãng máu, thuốc điều trị tiểu đường, thuốc tim và có thể làm giảm huyết áp. Do đó, bạn cần phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi bổ sung chúng.
4. Cúc thơm
Tất cả các bộ phận của cây cúc thơm mọc trên mặt đất đều có thể được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Nhờ đặc tính chống viêm, nên nó đã được chứng minh trong các nghiên cứu là giúp giảm viêm, giảm đau hiệu quả. Đặc biệt là giúp giảm đau xương khớp và giảm viêm khớp dạng thấp một cách hiệu quả.
Trong tương lai dược liệu này hứa hẹn sẽ là nguồn nguyên liệu chính và phổ biến trong nhiều thực phẩm bảo vệ xương khớp.
5. Cây lưu ly
Hạt cây lưu ly đã được nghiên cứu và báo cáo có chứa nhiều axit gamma-linolenic. Đây là một axit béo omega-6 được cho là có thể giúp giảm viêm khớp dạng thấp một cách hiệu quả.
Một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng dầu hạt lưu ly có thể giúp cải thiện các triệu chứng viêm khớp dạng thấp.
Trong thử nghiệm, việc sử dụng dầu lưu ly chứa 1,4 gam axit gamma-linolenic đã giảm đau khớp và số lượng khớp mềm xuống 36% và số lượng khớp bị sưng lên 28%.
Có thể dùng chúng dưới dạng viên nang, dầu cây lưu ly có thể làm giảm viêm và đau khớp. Các tác dụng phụ bao gồm tiêu chảy hoặc phân lỏng, ợ hơi, đầy bụng và buồn nôn. Các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên dùng 1.300 mg của dầu lưu ly mỗi ngày.
6. Hoa anh thảo
Hoa anh thảo là một loại thảo dược phổ biến được sử dụng cho nhiều tình trạng bệnh, từ viêm khớp dạng thấp đến những lo lắng về kinh nguyệt. Nó cũng được biết đến với đặc tính chống viêm.
Dầu hoa anh thảo rất giàu axit gamma-linolenic, giúp giảm viêm. Bạn có thể uống 540mg dầu hoa anh thảo mỗi ngày. Để cảm nhận sự thay đổi tích cực khi sử dụng dầu hoa anh thảo có thể bạn sẽ phải mất thời gian khá dài so với các loại thảo mộc khác.
7. Hạt cần tây
Hạt cần tây đã được sử dụng trong hàng ngàn năm để điều trị mọi thứ từ cảm lạnh, tiêu hóa, viêm khớp cho đến các tình trạng liên quan đến gan và lá lách. Ngày nay nó được sử dụng chủ yếu như một loại thuốc lợi tiểu .
Nó đã được sử dụng như một phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh viêm khớp và bệnh gút.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu trên chuột cho thấy chiết xuất hạt cần tây có tác dụng chống viêm. Liều 100 (mg/kg) chiết xuất hạt cần tây có tác dụng tương tự như 300 mg/kg aspirin.
Việc xem xét các phương pháp điều trị viêm xương khớp bằng nguyên liệu thảo dược phổ biến nhất được đánh giá khá an toàn. Đây cũng là lý do mà rất nhiều chuyên gia khuyến cáo nên ứng dụng những nguyên liệu dược từ thảo mộc thiên nhiên vào sản xuất các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe xương khớp.