Suy giảm nội tiết tố nữ: Nguyên nhân, Dấu hiệu và Cách chuẩn đoán
Nữ có nồng độ estrogen trong cơ thể cao nhất ở độ tuổi 20, sau đó giảm 50% khi 50 tuổi và giảm đáng kể khi mãn kinh. Suy giảm nội tiết tố nữ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe như: Rối loạn kinh nguyệt, đau nhức xương khớp, loãng xương, mất ngủ, ngủ không sâu giấc,…
Vậy Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách chẩn đoán suy giảm nội tiết tố nữ là gì? Bài viết sau ĐẮK TÍN sẽ chia sẻ cụ thể hơn về vấn đề này!
Mục lục
I. Suy giảm nội tiết tố nữ và vai trò của estrogen đối với cơ thể
1. Suy giảm nội tiết tố nữ (estrogen) là gì?
Suy giảm nội tiết tố nữ là nội tiết tố kém, cơ thể nữ giảm nồng độ estrogen. Hormone estrogen được tiết ra từ buồng trứng có vai trò quan trọng tác động đến vẻ đẹp, sinh lý nữ như: eo thon, ngực nở, âm đạo ẩm ướt, da mịn màng…
Nồng độ estrogen ở nữ bình thường dao động từ 50 pg/ml tới 400 pg/ml. Nếu hàm lượng này giảm xuống sẽ khiến vóc dáng, da, sinh lý nữ suy giảm.
2. Vai trò của hormone estrogen đối với cơ thể
Nội tiết tố nữ estrogen giúp nữ có thân hình mềm mại, eo thon, ngực nở, da mịn màng. Estrogen cũng tác động đến sự phát triển sinh dục nữ như: mọc lông mu, phát triển vú, tăng sinh các ống sữa, phát triển các mô mỡ.
Estrogen làm cho tử cung, âm đạo, bộ phận sinh dục phát triển, tăng tiết dịch nhờn, chống nhiễm khuẩn. Estrogen làm niêm mạc tử cung phát triển, kết hợp với progesteron tạo thành kinh nguyệt, giúp điều hòa kinh nguyệt, duy trì khả năng tình dục.
Estrogen tác động đến sự phát triển về độ dày, thành cơ trong ống dẫn trứng, sự phát triển của vòng 1, sắc tố của đầu ti, khả năng tiết sữa khi cho con bú, ngừng tiết sữa khi trẻ thôi bú mẹ. Sự săn chắc, kích thước vòng 1 phụ thuộc phần lớn vào hormone này.
Bên cạnh đó, estrogen còn có tác dụng bảo vệ tim mạch, ngăn quá trình oxy hóa, ngừa xơ vữa động mạch, giãn động mạch vành, tăng lưu lượng máu cho động mạch vành, ổn định huyết áp, ngừa loãng xương…
3. Nội tiết tố ở nữ giới thường bị suy giảm khi nào?
Hàm lượng nội tiết tố nữ thường không ổn định mà thay đổi theo tuổi tác của nữ. Nội tiết tố ở nữ giới thường bị suy giảm khi sinh con, ngoài 30 tuổi. Sự suy giảm nội tiết tố xảy ra nhiều hơn sau tuổi 40 – 50 tuổi, nội tiết tố nữ chỉ còn khoảng 10% so với lúc còn trẻ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
II. Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chuẩn đoán suy giảm nội tiết tố nữ
1. Nguyên nhân suy giảm nội tiết tố nữ
Nguyên nhân suy giảm nội tiết tố nữ chủ yếu do tuổi tác khiến mức estrogen thấp.
Các nguyên nhân suy giảm nội tiết tố nữ bao gồm:
Tuổi: Nồng độ estrogen giảm trong thời kỳ mãn kinh. Trong giai đoạn này, estrogen trong cơ thể chuyển từ estradiol (được sản xuất chủ yếu ở buồng trứng) sang estrone (sản xuất chủ yếu ở chất béo trong cơ thể).
Rối loạn ăn uống: Chán ăn hoặc ăn nhiều khiến hormone trong cơ thể mất cân bằng.
Do di truyền: Hội chứng Turner (chiều cao thấp, buồng trứng không phát triển, dị tật tim), hội chứng Fragile X (chậm phát triển, thiểu năng trí tuệ, bất thường về thể chất, rối loạn tăng động giảm chú ý hoặc tự kỷ) khiến lượng estrogen thấp.
Các bệnh tự miễn dịch tấn công buồng trứng ngăn chúng tạo ra đủ estrogen.
Suy buồng trứng nguyên phát (mãn kinh sớm) buồng trứng ngừng sản xuất trứng trước 40 tuổi khiến mức độ estrogen giảm.
Phương pháp điều trị ảnh hưởng đến buồng trứng như: điều trị ung thư (xạ trị, hóa trị). Chấn thương sẽ ngăn buồng trứng tiết ra mức estrogen bình thường. Cắt bỏ một hoặc cả 2 buồng trứng cũng khiến lượng estrogen giảm xuống thấp.
Tuyến yên tiết ra các hormone truyền tín hiệu cho buồng trứng tạo ra estrogen. Nếu tuyến yên không giải phóng đủ các hormone này cơ thể sẽ sản xuất lượng estrogen thấp.
Vô kinh vùng dưới đồi: nếu cơ thể căng thẳng (tập thể dục quá mức), không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng sẽ gây vô kinh vùng dưới đồi. Khi vô kinh vùng dưới đồi, não sẽ không giải phóng đủ hormone kích hoạt sản xuất estrogen trong buồng trứng.
2. Dấu hiệu suy giảm nội tiết tố nữ
Dấu hiệu suy giảm nội tiết tố nữ xảy ra do giảm nồng độ estrogen trong cơ thể gây ra các triệu chứng khác nhau như:
- Giảm lượng mỡ dưới da, da trở nên khô, xuất hiện các nếp nhăn, chảy xệ.
- Giảm khả năng tiết dịch nhờn ở âm đạo khiến âm đạo khô, dễ viêm nhiễm, có cảm giác đau, khô rát khi quan hệ, khó đạt khoái cảm…
- Rối loạn kinh nguyệt: kinh nhanh hoặc thưa, thiểu kinh, vòng kinh ngắn, lượng kinh ít rồi hết hẳn.
- Tim đập nhanh, hồi hộp, giảm sự tập trung, hay quên, dễ cáu gắt, giận dỗi, chóng mặt, đau đầu…
- Nóng trong người, mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng…
- Mất ngủ, ngủ không sâu giấc.
- Tăng nguy cơ bệnh tim mạch, huyết khối, dễ viêm nhiễm đường tiết niệu, tiểu són…
- Vòng 1 mềm ra, thiếu sự săn chắc.
- Tăng cân, dư thừa mỡ bụng.
- Đau nhức xương khớp, loãng xương, xương yếu, giòn dẫn đến dễ gãy xương.
3. Chẩn đoán suy giảm nội tiết tố
Nếu người bệnh có mức estrogen thấp, có dấu hiệu bất thường nghi ngờ suy giảm nội tiết tố cần đến bác sĩ khám, chẩn đoán để có phương pháp điều trị thích hợp.
Chẩn đoán suy giảm nội tiết tố sớm giúp ngăn các biến chứng nguy hiểm. Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng của người bệnh, kiểm tra thể chất, xét nghiệm máu để đo nồng độ hormone trong cơ thể. Một số trường hợp, bác sĩ sẽ chụp ảnh não bộ để kiểm tra xem có dấu hiệu bất thường nào gây ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết.
4. Điều trị suy giảm nội tiết tố nữ
4.1. Liệu pháp estrogen
Nữ trong từ 25 – 50 tuổi thiếu estrogen thường được kê đơn liều cao estrogen để làm giảm nguy cơ mất xương, bệnh tim mạch, mất cân bằng nội tiết tố khác. Tùy tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định dùng liều lượng, phương pháp điều trị phù hợp.
Liệu pháp estrogen làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng mãn kinh, giảm nguy cơ gãy xương, dùng dài hạn khi nữ sắp mãn kinh, được cắt bỏ tử cung. Liệu pháp này chỉ được khuyến cáo dùng trong 1 – 2 năm do liệu pháp estrogen dễ làm tăng nguy cơ ung thư.
4.2. Liệu pháp thay thế hormone (HRT)
HRT làm tăng mức độ hormone tự nhiên của cơ thể. Mãn kinh khiến nồng độ estrogen, progesterone giảm đáng kể nên việc dùng liệu pháp thay thế hormone (HRT) sẽ giúp đưa các mức này trở lại bình thường. Liệu pháp thay thế hormone (HRT) được điều chỉnh về liều lượng, thời gian, sự kết hợp của các hormone tùy vào tình trạng bệnh.
5. Yếu tố nguy cơ của suy giảm nội tiết tố
Yếu tố nguy cơ của suy giảm nội tiết tố bao gồm:
- Tuổi: buồng trứng sản xuất ít estrogen khi càng lớn tuổi.
- Tiền sử gia đình có các vấn đề nội tiết tố như u nang buồng trứng.
- Rối loạn ăn uống hoặc ăn kiêng khắc nghiệt.
- Tập thể dục quá mức.
- Gặp các vấn đề về tuyến yên.
Suy giảm nội tiết tố nữ với việc giảm nồng độ estrogen trong cơ thể sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, sinh lý nữ. Do đó, nếu có những dấu hiệu bất thường nghi ngờ suy giảm nội tiết tố, người bệnh nên đi khám ngay để có phương pháp điều trị kịp thời, hiệu quả, bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Hiện nhà máy Đắk Tín đang gia công TPCN sản phẩm về Nội tiết tố nữ rất hiệu quả, chất lượng. Nếu Quý khách muốn Gia công TPCN về Nội tiết tố nữ, xin vui lòng liên hệ Hotline: 0904.852.814.
Xem thêm: Tại sao nên Gia công Thực phẩm chức năng tại nhà máy Đắk Tín?
ĐẮK TÍN- Nhà máy gia công Thực phẩm chức năng đạt chuẩn GMP hàng đầu có Viện nghiên cứu Novains (Trong hệ thống) chuyên nghiên cứu công thức TPCN mang lại hiệu quả cao và có tác dụng theo thời gian.
Với Phương châm: Chất lượng- Uy tín- Dịch vụ chuyên nghiệp, chỉ cần quý khách hàng có ý tưởng kinh doanh sản phẩm, nhãn hiệu riêng còn lại Đắk Tín sẽ lo trọn gói từ khâu (Tư vấn công thức -> dịch vụ công bố, giấy phép quảng cáo -> cung cấp nguyên liệu -> in ấn bao bì -> sản xuất thành phẩm -> Hỗ trợ sau bán hàng) nhằm đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng chính xác nhất qua đó tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian và công sức để mang lại hiệu quả kinh tế tốt nhất cho quý khách hàng.