7 dạng bào chế thực phẩm chức năng phổ biến tại Đắk Tín

04-02-2021

Đánh giá bài viết

Thực phẩm chức năng đang dần trở thành cái tên rất quen thuộc với nhiều người dân hiện nay. Do nhu cầu chăm sóc sức khỏe từ thảo mộc thiên nhiên ngày càng trở nên phổ biến hơn nên các sản phẩm thực phẩm chức năng đang trở thành thị trường rất màu mỡ cho nhiều đơn vị sản xuất và kinh doanh thực phẩm chức năng. Hiện nay, thị trường thực phẩm chức năng có rất nhiều dạng bào chế khác nhau, nhưng một số dạng thực phẩm chức năng phổ biến và thông dụng được gia công tại nhà máy Đắk Tín bao gồm.

  1. Viên hoàn cứng

Viên hoàn hay còn gọi là viên tròn được bào chế từ bột hoạt chất, bột dược liệu hoặc chiết xuất dược liệu được cô đặc theo khối lượng nhất định. Viên hoàn có 2 loại là viên hoàn mềm và viên hoàn cứng. Tại nhà máy Đắk Tín thường gia công loại hình viên hoàn cứng, đây là một trong những dạng bào chế phổ biến trong Đông dược và thực phẩm chức năng.

Các dạng bào chế thực phẩm chức năng phổ biến tại Đắk Tín

Ưu điểm của dạng bào chế này giúp các hoạt chất ổn định, kỹ thuật bào chế đơn giản không đòi hỏi nhiều trang thiết bị phức tạp.

  1. Viên nang cứng

Nang cứng là một khối chất rắn (hạt, bột…) chứa dược chất và tá dược đóng trong vỏ kín với nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau. Vỏ nang được làm chủ yếu từ gelatin hoặc polyme như HPMC… Ngoài ra trong vỏ nang còn chứa các tá dược khác như chất hóa dẻo, chất màu, chất bảo quản… Vỏ nang cứng gồm nắp nang và thân nang hình trụ lồng khít vào nhau bằng khớp trên vỏ nang hoặc được hàn kín sau khi đóng sản phẩm.

Dạng viên nang thường dễ bào chế và tính sinh khả dụng cao hơn do ít tá dược  và vỏ nang thường dễ tan trong nước nên có thể dễ dàng giải phóng được các dược chất giúp tác dụng nhanh.

  1. Viên nén

Viên nén thuộc dạng rắn, mỗi viên là một đơn vị phân liệu, dùng để uống, nhai, ngậm, đặt hoặc hòa với nước để uống, để súc miệng, để rửa… Viên nén chứa một hoặc nhiều dược chất, có thể thêm các tác dược độn, tá dược rã, tá dược dính, tá dược trơ, tá dược bao, tá dược màu… được nén thành khối hình trụ dẹt, thuôn (caplet) hoặc các hình dạng khác. Viên nén có thể được bao hoặc không được bao.

Viên nén thường dễ gia công và không đòi hỏi nhiều yêu cầu kỹ thuật và máy móc kỹ thuật cao.

  1. Viên nén bao phim

Viên nén bao phim hay còn gọi là viên nén bao là dạng viên nén được bao bằng một hoặc nhiều lớp của hỗn hợp các chất bao khác nhau như các chất nhựa tự nhiên hoặc tổng hợp, gồm gelatin, chất bao không có hoạt tính và không tan, đường, chất hóa dẻo, chất dính, chất màu… Tá dược bao thường được điều chế dưới dạng dung dịch hay hỗn dịch trong dung môi phải được loại bỏ khỏi viên. Khi viên nén có lớp bao là màng polymer rất mỏng thì gọi là viên nén bao phim.

  1. Viên nén bao đường

Tương tự dạng viên nén bao phim, viên nén bao đường là dạng viên nén được bao bằng một hoặc nhiều lớp của hỗn hợp các chất khác nhau và vỏ nang  có thêm đường để tăng vị ngọt và dễ uống. Viên nén bao đường  thường dễ gia công, có ưu điểm là có tính thẩm mỹ cao, bao trọn các dược liệu giúp bảo quản dược liệu tốt hơn và dễ sử dụng.

  1. Bột

Bột là dạng dược liệu rắn, gồm các hạt nhỏ, khô tơi, có độ mịn xác định, có chứa một hay nhiều loại dược chất. Ngoài dược chất, thuốc bột còn có thể thêm các tá dược như tá dược độn, tá dược hút, tá dược màu, tá dược điều hương vị. Dạng bột trong thực phẩm chức năng có thể dùng để uống trực tiếp, để pha tiêm hoặc để dùng ngoài da. Dạng bào chế này thường có ưu điểm là dễ gia công, đơn giản, ít kỹ thuật, dễ đóng gói và vận chuyển.

  1. Cốm

Cốm hay còn gọi là hạt là dạng dược liệu rắn có dạng hạt nhỏ xốp, thường dùng để uống với một ít nước hay một chất lỏng thích hợp, hoặc pha thành dung dịch hay siro. Dạng cốm chứa một hoặc nhiều dược chất, ngoài ra có thêm các tá dược như tá dược độn, tá dược dính, tá dược điều hương vị, tá dược tạo màu. Dạng cốm thường được sản xuất chủ yếu phù hợp với trẻ em. Tương tự như dạng bào chế bột dạng cốm cũng rất dễ gia công, kỹ thuật đơn giản và dễ bảo quản.

Tags:
0904 852 814