5 điều cần biết khi dùng thực phẩm bổ sung

16-07-2024

Đánh giá bài viết

Thực phẩm bổ sung là sản phẩm hiện nay đang được quảng cáo rất nhiều trên thị trường với đa dạng các hình thức và công dụng khác nhau. Do đó, câu hỏi mà nhiều người đặt ra là có nên uống thực phẩm bổ sung không và nên sử dụng như thế nào cho đúng cách?

1. Thực phẩm bổ sung là gì?

Có rất nhiều sản phẩm được bán dưới dạng “thực phẩm bổ sung” (được mô tả là “thực phẩm chức năng” ở Hoa Kỳ), có sẵn để mua từ các cửa hàng và qua Internet. Các sản phẩm này bao gồm các chất bổ sung vitamin và khoáng chất (ví dụ: vitamin tổng hợp, vitamin E, kẽm), các sản phẩm từ thực vật hoặc thảo dược, chất bổ sung protein và nhiều sản phẩm khác (ví dụ: glucosamine hoặc probiotics). Thực phẩm bổ sung cũng có sẵn ở nhiều dạng và liều lượng khác nhau, bao gồm viên nén, viên nang, bột, đồ uống, dầu và tùy thuộc vào loại sản phẩm và mục đích sử dụng, ví dụ: thực phẩm bổ sung cho người lớn, thực phẩm bổ sung dinh dưỡng cho người già.

Theo quy định của Liên minh Châu Âu đưa ra định nghĩa sau về “thực phẩm bổ sung” như sau:

“Bất kỳ thực phẩm nào có mục đích bổ sung cho chế độ ăn uống bình thường và là nguồn tập trung vitamin hoặc khoáng chất hoặc chất khác có tác dụng dinh dưỡng hoặc sinh lý, được sử dụng đơn độc hoặc kết hợp và được bán ở dạng định liều.”

Các sản phẩm này tập trung vào các chất bổ sung có chứa vitamin, khoáng chất và / hoặc các chất dinh dưỡng khác (ví dụ: axit béo omega 3), mặc dù thông tin về cách các sản phẩm này được quản lý cũng có liên quan đến các loại sản phẩm khác được bán dưới dạng “thực phẩm bổ sung”.

Theo một cuộc khảo sát với 2.000 người tiêu dùng Vương quốc Anh (từ 16 tuổi trở lên), được thực hiện vào tháng 9 năm 2018 cho thấy, 59% người tiêu dùng cho biết họ đã uống vitamin, khoáng chất hoặc các sản phẩm bổ sung khác vào một thời điểm nào đó trong năm 2018 và 34% cho biết họ dùng thực phẩm bổ sung hàng ngày (38% của phụ nữ và 29% ở nam giới). Chi tiêu cho các chất bổ sung vitamin và khoáng chất trong năm 2018 ước tính khoảng 442 triệu bảng Anh và các chất bổ sung phổ biến bao gồm dầu gan cá và vitamin tổng hợp, cũng như các chất bổ sung vitamin và khoáng chất đơn lẻ khác.

2. Các chất bổ sung nào được khuyến cáo sử dụng?

Bộ Y tế và Chăm sóc xã hội Anh (Department of Health and Social Care) khuyến nghị một số chất bổ sung cho một số nhóm người có nguy cơ thiếu hụt. Các chất dinh dưỡng sau đây được đặc biệt khuyến cáo dưới dạng thực phẩm bổ sung ở Anh:

Vitamin D

Vitamin D góp phần vào sự phát triển và duy trì xương và răng khỏe mạnh. Trong những tháng mùa xuân và mùa hè ở Anh, phần lớn người dân số thể nhận được lượng vitamin D cần thiết thông qua việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời khi phơi nắng và thông qua chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng. Trong suốt mùa thu và mùa đông, người lớn và trẻ em từ 5 tuổi trở lên nên cân nhắc dùng chất bổ sung có chứa 10 microgam vitamin D. Đối với trẻ sơ sinh bú sữa mẹ (0-1 tuổi), trẻ em từ 1-4 tuổi, cũng như những người lớn có rất ít hoặc không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời (ví dụ những người ít khi ở ngoài trời hoặc những người mặc quần áo che gần hết da), thì những đối tượng này nên bổ sung hàng ngày vitamin D có chứa 10 microgam.

Vitamin A, C và D cho trẻ mới biết đi và trẻ nhỏ

Vitamin A và C đảm nhiệm loạt các chức năng trong cơ thể bao gồm hỗ trợ hệ thống miễn dịch và giúp làn da khỏe mạnh. Trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển nhanh chóng, đặc biệt là những trẻ ăn không ngon miệng, do có thể không nhận đủ vitamin A hoặc C từ chế độ ăn uống và rất khó để có đủ vitamin D chỉ từ thực phẩm. Vì vậy, tất cả trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi được khuyến cáo nên uống bổ sung vitamin hàng ngày có chứa vitamin A, C và D. Những trẻ đang bú 500ml sữa công thức trở lên mỗi ngày không nên cho trẻ uống bổ sung, vì sữa công thức đã được bổ sung các chất này.

Axit folic và thai kỳ

Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ đang mang thai hoặc có thể mang thai nên bổ sung hàng ngày các sản phẩm có chứa 400 microgam axit folic, từ trước khi thụ thai cho đến khi thai được 12 tuần. Điều này nhằm giảm nguy cơ trẻ sinh ra bị khiếm khuyết ống thần kinh (NTD).

3. Khi nào cơ thể cần thực phẩm bổ sung

Hầu hết mọi người nhận đủ vitamin và khoáng chất thông qua chế độ ăn uống hằng ngày. Tuy nhiên, có những lúc cơ thể chúng ta cần tăng cường chất dinh dưỡng, đặc biệt ở những đối tượng có nguy cơ như: bổ sung canxi và vitamin D để giữ cho xương chắc khỏe, giảm nguy cơ mất xương; bổ sung những loại vitamin như vitamin A, C, E… để cải thiện sức khỏe làn da; bổ sung omega-3 nếu bạn muốn giữ cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, trí não và trái tim hoạt động tốt; bổ sung probiotic hỗ trợ sức khỏe đường ruột và tiêu hóa…

4. Đọc kỹ nhãn hiệu, thành phần trước khi dùng

Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thực phẩm bổ sung cần được xác định có hiệu quả hay không trước khi chúng được đưa ra thị trường. FDA đã thiết lập các quy trình thực hành sản xuất tốt (GMP) mà các công ty phải tuân theo để giúp đảm bảo danh tính, độ tinh khiết, hàm lượng và thành phần của thực phẩm bổ sung.

Hãy chọn công ty sản xuất thực phẩm chức năng uy tín và nhà phân phối uy tín. Thực phẩm bổ sung được sản xuất bởi các nhà sản xuất thực phẩm hoặc dược phẩm nổi tiếng có nhiều khả năng được sản xuất bằng cách kiểm soát chất lượng chặt chẽ hơn.

Các nhà sản xuất uy tín sẽ cung cấp thông tin liên hệ trên nhãn hoặc bao bì sản phẩm của họ để bạn biết cách liên hệ nếu có thắc mắc hoặc báo cáo tác dụng phụ nghiêm trọng.

5. Tránh sản phẩm quảng cáo có tác dụng “thần kỳ”

Tránh những sản phẩm được cho là “phương thuốc thần kỳ”, “đột phá” hoặc “khám phá mới”. Những tuyên bố như vậy hầu như luôn mang tính lừa đảo và sản phẩm có thể chứa các chất, thuốc hoặc chất gây ô nhiễm có hại.

Tránh các sản phẩm tuyên bố có thể điều trị nhiều loại bệnh không liên quan. Nếu một sản phẩm bổ sung tuyên bố rằng nó có thể chẩn đoán, điều trị, chữa khỏi hoặc ngăn ngừa bệnh tật, chẳng hạn như “chữa bệnh ung thư” hoặc “ngăn chặn sự phát triển của khối u”, thì sản phẩm đó đang được bán bất hợp pháp dưới dạng thuốc.

Cố gắng tránh hỗn hợp nhiều chất bổ sung khác nhau. Càng nhiều thành phần thì nguy cơ tác dụng có hại càng lớn. Hỗn hợp cũng khiến việc xác định chất nào gây ra tác dụng

——————————————————————————————

Hiện nhà máy Đắk Tín đang gia công TPCN, TPBVSK bổ sung các loại vitamin như vitamin D rất hiệu quả, chất lượng. Nếu Quý khách muốn Gia công sản phẩm thương hiệu riêng, xin vui lòng liên hệ Hotline: 0904.852.814.

Xem thêm: Tại sao nên Gia công Thực phẩm chức năng tại nhà máy Đắk Tín?

ĐẮK TÍN – Nhà máy gia công Thực phẩm chức năng đạt chuẩn GMP hàng đầu có Viện nghiên cứu Novains (Trong hệ thống) chuyên nghiên cứu công thức TPCN mang lại hiệu quả cao và có tác dụng theo thời gian.

Với Phương châm: Chất lượng – Uy tín – Dịch vụ chuyên nghiệp, chỉ cần quý khách hàng có ý tưởng kinh doanh sản phẩm, nhãn hiệu riêng còn lại Đắk Tín sẽ lo trọn gói từ khâu (Tư vấn công thức -> Dịch vụ công bố, giấy phép quảng cáo -> Cung cấp nguyên liệu -> In ấn bao bì -> Sản xuất thành phẩm -> Hỗ trợ sau bán hàng) nhằm đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng chính xác nhất qua đó tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian và công sức để mang lại hiệu quả kinh tế tốt nhất cho quý khách hàng.

0904 852 814