Bệnh Gout và những điều bạn cần biết?

22-03-2023

Đánh giá bài viết

Bệnh gút (bệnh gout) là một dạng viêm khớp phổ biến gây đau dữ dội, sưng và cứng khớp. Gout có thể tiến triển và dẫn đến tàn phế nếu không được điều trị kịp thời. Vậy bệnh gút là gì? Làm sao nhận biết sớm dấu hiệu bệnh gout? Làm thế nào để điều trị bệnh gút hiệu quả?

Cùng NHÀ MÁY ĐẮK TÍN tìm hiểu bệnh gout là gì cũng như cách giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh gút một cách hiệu quả trong bài viết này nhé!

1. Bệnh gút (gout) là gì?

Một trong những triệu chứng người bệnh thường mô tả về gút là biểu hiện đau và sưng khớp kéo dài khoảng một hoặc hai tuần sau đó biến mất. Vậy bệnh gút là gì? Bệnh gút (gout hay thống phong) là một thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng viêm khớp do sự tích tụ axit uric gây ra. Bệnh thường ảnh hưởng đến bàn chân, đặc biệt là ngón chân cái.

Các giai đoạn tiến triển của bệnh gút

Giai đoạn 1: Tăng axit uric máu không triệu chứng

Nồng độ axit uric trong máu của một người có thể tăng mà không biểu hiện bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào. Ở giai đoạn này, bạn không cần điều trị, mặc dù tinh thể uric có thể lắng đọng trong mô và gây tổn thương nhẹ.

Những người bị tăng axit uric máu không triệu chứng cần được kiểm soát các yếu tố nguy cơ để ngăn ngừa bệnh tiến triển thành gút.

Giai đoạn 2: Bệnh gút cấp

Giai đoạn này xảy ra khi các tinh thể uric lắng đọng đột ngột, gây viêm cấp tính và đau dữ dội. Giai đoạn này được xem là những dấu hiệu bệnh gout đầu tiên. Cơn bộc phát bất ngờ thường sẽ giảm dần trong vòng 3 – 10 ngày. Cơn gút cấp đôi khi có thể được kích hoạt bởi tình trạng căng thẳng, rượu bia, cũng như thời tiết lạnh.

Giai đoạn 3: Khoảng cách giữa các cơn gút cấp

Giai đoạn này là giai đoạn giữa các cơn gút cấp. Những đợt bộc phát bệnh sau đó có thể không xảy ra trong nhiều tháng hoặc nhiều năm, mặc dù nếu không được điều trị, chúng có thể tồn tại lâu hơn và xảy ra thường xuyên hơn. Trong khoảng thời gian này, các tinh thể uric tiếp tục lắng đọng trong mô.

Giai đoạn 4: Bệnh gút có tophi mãn tính

Đây là giai đoạn bệnh gout gây suy nhược nhất cho cơ thể. Các tổn thương vĩnh viễn có khả năng đã xảy ra ở khớp và thận. Bệnh nhân sẽ bị viêm khớp mạn tính và phát triển tophi, một dạng khối u lớn do uric lắng đọng, tại nhiều khu vực của cơ thể như khớp ngón tay.

Nếu không điều trị kịp thời, sau một thời gian rất dài khoảng 10 năm, bệnh gút có tophi mạn tính sẽ xuất hiện. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp điều trị bệnh gút sớm sẽ không tiến triển đến giai đoạn này.

2. Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết

Các triệu chứng bệnh gút thường xuất hiện đột ngột và xảy ra vào ban đêm. Bạn có thể bị:

Dấu hiệu bệnh gout: Đau khớp dữ dội

Bệnh gút thường ảnh hưởng đến khớp lớn của ngón chân cái, nhưng nó có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào. Một số khác bị ảnh hưởng bao gồm: mắt cá chân, đầu gối, khuỷu tay, cổ tay và ngón tay. Cơn đau có thể nghiêm trọng nhất trong vòng 4 – 12 giờ đầu sau khi khởi phát.

Khó chịu kéo dài

  • Khi cơn đau dữ dội thuyên giảm, cảm giác khó chịu ở khớp vẫn có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Các đợt bộc phát sau này có khả năng kéo dài lâu hơn và ảnh hưởng đến nhiều khớp hơn.
  • Khớp bị viêm và sưng đỏ cũng là một triệu chứng bệnh gút
  • Một biểu hiện khác của bệnh gút là các khớp bị ảnh hưởng trở nên sưng, mềm, ấm và đỏ.
  • Phạm vi chuyển động hạn chế
  • Khi bệnh gout tiến triển, bạn đôi khi không thể vận động các khớp như bình thường.

Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ?

Nếu bạn có các dấu hiệu bệnh gút như đau đột ngột, dữ dội ở khớp, hãy đến gặp bác sĩ. Bệnh gout không được điều trị có thể dẫn đến cơn đau nghiêm trọng hơn và gây tổn thương khớp nhiều hơn.

Gọi cấp cứu ngay lập tức nếu bạn sốt, khớp bị nóng và viêm, đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh gút ban đầu là do dư thừa axit uric trong máu hoặc tăng axit uric máu gây ra. Axit uric được sản xuất trong cơ thể, cụ thể là do quá trình phân hủy purin, hợp chất hóa học có nhiều trong một số loại thực phẩm như thịt, thịt gia cầm và hải sản.

Thông thường, axit uric được hòa tan trong máu và đào thải khỏi cơ thể qua nước tiểu. Nếu cơ thể sản xuất quá nhiều axit uric, nó có thể tích tụ và hình thành các tinh thể, từ đó gây ra viêm và đau ở khớp cũng như các mô xung quanh.

Một số yếu tố có thể làm bạn tăng nguy cơ mắc bệnh gút, bao gồm:

Tuổi tác và giới tính: nam giới dễ mắc bệnh gout hơn do cơ thể sản xuất nhiều axit uric hơn phụ nữ, tuy nhiên phụ nữ sau khi mãn kinh có mức axit uric gần bằng với nam giới.

Di truyền: Tiền sử gia đình mắc bệnh gout cũng làm bạn tăng nguy cơ mắc bệnh

Lối sống không lành mạnh: Uống nhiều rượu bia sẽ ảnh hưởng đến quá trình đào thải axit uric. Ngoài ra, chế độ ăn nhiều purine cũng làm tăng lượng axit uric trong cơ thể.

Phơi nhiễm chì: Phơi nhiễm chì mãn tính có liên quan đến một số trường hợp bệnh gút.

Thuốc: Thuốc có thể làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể; bao gồm một số loại thuốc lợi tiểu và thuốc có chứa salicylate.

Béo phì.

Chấn thương hoặc phẫu thuật gần đây.

Các vấn đề sức khỏe khác: Suy thận và các vấn đề về thận khác có thể làm giảm khả năng loại bỏ độc tố của cơ thể, dẫn đến tăng nồng độ axit uric. Các tình trạng khác liên quan đến bệnh gout bao gồm huyết áp cao và bệnh tiểu đường.

4. Chẩn đoán và điều trị bệnh

4.1. Bệnh gút có nguy hiểm không?

Bệnh gout có thể phát triển thành những tình trạng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như:

  • Bệnh gút tái phát
  • Một số người có thể không bao giờ gặp lại các dấu hiệu bệnh gout trong tương lai. Trong khi đó, một số khác tái phát bệnh nhiều lần mỗi năm. Thuốc có thể giúp ngăn ngừa các cơn bùng phát ở những người bị bệnh gút tái phát. Nếu không được điều trị, bệnh gút có thể gây mòn và phá hủy khớp.
  • Bệnh gút tiến triển
  • Nếu không điều trị, bệnh gút sẽ khiến tinh thể uric tích tụ dưới da, tạo thành các khối u tophi. Tophi có thể phát triển ở một số khu vực như ngón tay, bàn tay, bàn chân, khuỷu tay hoặc gân Achilles. Tophi thường không gây đau, nhưng chúng có thể bị sưng và đau khi bùng phát cơn gút.
  • Sỏi thận
  • Tinh thể uric có thể tích tụ trong đường tiết niệu của những người bị bệnh gút, gây sỏi thận. Tình trạng này có thể được điều trị bằng thuốc.

4.2. Các phương pháp chẩn đoán bệnh gút là gì?

Khi có những dấu hiệu và triệu chứng nghi ngờ bệnh gout, bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện các xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh gout. Những xét nghiệm này có thể gồm:

Xét nghiệm dịch khớp

Bác sĩ có thể sử dụng kim để lấy dịch từ các khớp bị ảnh hưởng và quan sát dưới kính hiển vi để xác định sự có mặt của tinh thể uric.

Xét nghiệm máu

Bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm máu để đo nồng độ axit uric và creatinine trong máu của bạn. Thực tế, một số người có nồng độ axit uric cao, nhưng không bao giờ gặp phải bệnh gút. Ngược lại, một số người có dấu hiệu và triệu chứng của bệnh gút, nhưng nồng độ axit uric trong máu vẫn bình thường.

Chụp X-quang

X-quang khớp có thể giúp loại trừ các nguyên nhân gây viêm khớp khác.

Siêu âm

Siêu âm cơ xương khớp có thể phát hiện các tinh thể uric trong khớp hoặc trong một tophi.

Chụp CT năng lượng kép (DECT)

Xét nghiệm hình ảnh này có thể phát hiện sự hiện diện của tinh thể uric trong khớp, ngay cả khi bạn không bị viêm cấp tính.

5. Những phương pháp điều trị bệnh gút là gì?

Phần lớn người bị gout có thể được điều trị bằng thuốc. Thuốc trị gút thường giúp làm giảm triệu chứng bệnh gút, đồng thời ngăn ngừa những đợt bùng phát và giảm thiểu nguy cơ gặp phải các biến chứng.

Các loại thuốc trị gút thường được sử dụng bao gồm:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
  • Colchicine
  • Corticosteroid

Các thuốc trên có tác dụng làm giảm viêm và đau ở những khu vực bị ảnh hưởng bởi bệnh gút và thường được dùng bằng đường uống.

Bác sĩ cũng có thể chỉ định một số thuốc để làm giảm sản xuất axit uric hoặc cải thiện chức năng của thận để loại bỏ axit uric khỏi cơ thể.

Nếu không được điều trị, một cơn gút cấp sẽ ở mức nghiêm trọng nhất trong khoảng từ 12 – 24 giờ sau khi khởi phát. Một người có thể phục hồi sức khỏe trong vòng 1 – 2 tuần mà không cần điều trị. Tuy nhiên, những cơn đau ở mức độ nặng hơn cũng có thể xuất hiện trong giai đoạn này.

6. Phòng ngừa

Trong giai đoạn không nhận thấy dấu hiệu bệnh gout, thói quen sống lành mạnh có thể giúp bạn chống lại các cuộc tấn công của bệnh gút trong tương lai:

  • Uống nhiều nước. Hạn chế uống đồ ngọt, đặc biệt là những đồ uống ngọt có hàm lượng fructose cao.
  • Hạn chế hoặc tránh uống rượu bia.
  • Bổ sung protein từ các sản phẩm sữa ít béo. Các sản phẩm sữa ít béo thực sự có thể giúp bảo vệ bạn tránh khỏi bệnh gút. Vì vậy, đây là một trong những nguồn cung cấp protein tốt nhất.
  • Hạn chế ăn thịt đỏ, cá và thịt gia cầm. Một lượng nhỏ những thực phẩm này có thể được chấp nhận, nhưng hãy chú ý dùng trong mức cho phép.
  • Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức hợp lý. Giảm cân có thể làm giảm nồng độ axit uric trong cơ thể. Tuy nhiên, bạn đừng giảm cân bằng cách nhịn ăn hoặc thực hiện các phương pháp cấp tốc, vì làm như vậy ngược lại có thể làm tăng nồng độ axit uric.

Bệnh gút là một căn bệnh nguy hiểm có thể gây tàn phế nếu không được điều trị kịp thời. Hiểu về bệnh gout là gì, triệu chứng bệnh gout và những cách điều trị bệnh sẽ giúp bạn phòng ngừa và hạn chế các biến chứng của bệnh một cách hiệu quả.

 

Hiện nhà máy Đắk Tín đang gia công TPCN sản phẩm về Gout rất hiệu quả, chất lượng .Nếu Quý khách muốn Gia công TPCN về Gout, xin vui lòng liên hệ Hotline: 0904.852.814.

Xem thêm: Tại sao nên Gia công Thực phẩm chức năng tại nhà máy Đắk Tín?

ĐẮK TÍN- Nhà máy gia công Thực phẩm chức năng đạt chuẩn GMP hàng đầu có Viện nghiên cứu Novains (Trong hệ thống) chuyên nghiên cứu công thức TPCN mang lại hiệu quả cao và có tác dụng theo thời gian.

Với Phương châm: Chất lượng- Uy tín- Dịch vụ chuyên nghiệp, chỉ cần quý khách hàng có ý tưởng kinh doanh sản phẩm, nhãn hiệu riêng còn lại Đắk Tín sẽ lo trọn gói từ khâu (Tư vấn công thức ->  dịch vụ công bố, giấy phép quảng cáo ->  cung cấp nguyên liệu -> in ấn bao bì -> sản xuất thành phẩm -> Hỗ trợ sau bán hàng) nhằm đảm bảo chất lượng và kiểm soát chất lượng chính xác nhất qua đó tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian và công sức để mang lại hiệu quả kinh tế tốt nhất cho quý khách hàng.

0904 852 814