3 lưu ý cho nhà sản xuất thực phẩm chức năng khi gia công
Trong những năm gần đây, sự gia tăng của thực phẩm chức năng đã đóng một vai trò quan trọng trong thói quen lành mạnh, do người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và nhận thức rằng chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Do thực phẩm chức năng thường là thuốc không kê đơn, có lẽ vì các loại thảo mộc là tự nhiên, hoặc vì chúng không được điều chỉnh giống như thuốc chữa bệnh mà nhiều đơn vị đã vô tình mắc phải những sai lầm khi gia công thực phẩm chức năng. Dưới đây là 5 lưu ý cần tuyệt đối tránh cho các nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng.
1. Sử dụng chất cấm trong sản phẩm thực phẩm chức năng
Bạn nên biết về các tác dụng phụ tiềm ẩn và những lo ngại về an toàn từ một nguồn tài liệu và dựa trên các nghiên cứu khoa học. Một số nhà sản xuất sẽ mô tả sản phẩm của họ là tự nhiên do đó an toàn, nhưng nhiều nhà sản xuất có khả năng gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng nếu dùng không đúng cách.
Ví dụ, một nghiên cứu từ năm 2003, được công bố trên tạp chí Sản phụ khoa , cảnh báo rằng một số sản phẩm làm tăng vòng một thiếu bằng chứng về hiệu quả và các lo ngại về an toàn lâu dài và có sử dụng chất cấm.
Tuy nhiên, những viên thuốc này cực kỳ phổ biến chúng là một trong những viên thuốc thảo dược được tìm kiếm nhiều nhất trên các web. Các loại thảo mộc được sử dụng trong nhiều loại thuốc nở ngực đã được phát hiện có tác dụng kích thích nội tiết tố nữ mạnh và có thể làm tăng nguy cơ ung thư nội tiết tố như ung thư nội mạc tử cung và ung thư vú.
2. Không có thông tin khuyến cáo rõ ràng trên sản phẩm
Chúng ta đều biết thực phẩm chức năng sử dụng chủ yếu là nguyên liệu dược nên rất an toàn và thường ít gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, thì mốt số thành phần dược liệu trong thực phẩm chức năng có thể gây ra tác dụng với thuốc hoặc thành phần nào đó mà người bệnh đang sử dụng.
Mà theo khảo sát thì phần lớn những người sử dụng thực phẩm chức năng đều không tham khảo ý kiến của bác sĩ mà tự ý bổ sung.
Ví dụ: những người đang dùng thuốc chống đông máu như aspirin hoặc warfarin ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông bên trong động mạch, giảm nguy cơ đột quỵ và bệnh tim. Khi chúng được kết hợp với các loại thảo mộc và thực phẩm chức năng cso chứa nha đam, hoa cúc, dầu cá, tỏi, gừng, bạch quả, nhân sâm… cũng có tác dụng chống đông máu, chúng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Thực phẩm chứa vitamin K , chẳng hạn như rau lá xanh, cũng có thể cản trở warfarin.
Do đó mà có rất nhiều trường hợp đã bị dị ứng và tác dụng phụ khi sử dụng sản phẩm và gây hiểu nhầm cho đơn vị sản xuất. Vì thế mà thông tin trên bao bì và khuyến cáo trên sản phẩm là rất cần thiết mà các đơn vị gia công thực phẩm chức năng cần hết sức lưu ý.
3. Kết hợp các nguyên liệu dược không được nghiên cứu
Các cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng nhỏ lẻ, không có nguồn gốc dược liệu rõ ràng thường cho rằng cứ dược liệu quý là có tác dụng tốt và tự ra công thức sản phẩm mà chưa qua kiểm nghiệm dẫn tới những tác dụng phụ không đáng có. Các chuyên gia khuyến cáo không nên tự ý kết hợp các dược liệu mà chưa qua nghiên cứu kiểm nghiệm, điều này có thể dẫn tới việc chúng ta kết hợp nhầm vị dược liệu mang tính kị nhau dẫn tới phản tác dụng của sản phẩm, thậm chí ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng.
Để giúp các bạn sản xuất và kinh doanh thực phẩm chức năng thành công thì hy vọng với những chia sẻ vừa rồi các bạn đã có thể hiểu rõ hơn những rủi ro và sai lầm nên tránh khi gia công thực phẩm chức năng.